Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện tăng giá - Những thách thức cần lời giải

Ngày 1-3, điện chính thức tăng giá. Giá bán điện bình quân năm 2011 tăng lên 15,28%, tức tăng từ 1.058 đồng/kW lên 1.220 đồng/kW. Cùng với việc điều chỉnh giá xăng dầu vừa qua, các doanh nghiệp phải giải bài toán giá thành sản phẩm để duy trì tính cạnh tranh.

  • TRƯƠNG THỊ LỆ KHANH - Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản Vĩnh Hoàn: “Đầu ra” sản phẩm phải chịu nhiều áp lực lớn

Phải sau một thời gian nữa, chúng tôi mới biết rõ hơn việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tổng chi phí đầu vào lẫn giá bán, doanh số. Riêng mức tăng giá điện từ ngày 1-3 này đã làm giá thành sản phẩm của Vĩnh Hoàn tăng thêm 150 đồng/kg. Dù chi phí tăng nhưng giá bán sản phẩm của chúng tôi không thể dễ dàng tăng vì còn phụ thuộc thị trường. Do vậy, giá bán sẽ chịu nhiều áp lực lớn từ nhiều yếu tố đang biến động của thị trường.

  • NGUYỄN ÂN - Tổng Giám đốc Công ty CP SX-TM May Sài Gòn (Garmex): Đã tăng giá thì đừng thiếu điện

Việc tăng giá điện trong thời điểm này chắc chắn sẽ đẩy chi phí đầu vào của sản xuất tăng lên cao. Đối với doanh nghiệp dệt may, tùy theo loại hình sản xuất gia công xuất khẩu, xuất khẩu FOB (mua đứt, bán đoạn), tiêu thụ tại thị trường nội địa…, doanh nghiệp sẽ chịu nhiều tác động. Giá điện tăng lên, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ nội địa và gia công sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì hiện nay, giá mua nguyên phụ liệu để sản xuất tăng cao, hơn nữa doanh nghiệp phải mua nguyên liệu ở nước ngoài bằng USD - tỷ giá USD đã tăng 9,3%. Những chi phí phát sinh khi giá xăng, dầu tăng lên, chi phí vận chuyển hàng bằng xe container và các hãng tàu cũng đã rục rịch tăng giá…

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp xuất khẩu 100% đơn hàng FOB như Garmex, việc tăng giá điện cũng có khó khăn nhưng không phải là mối lo lớn. Vì là doanh nghiệp xuất khẩu 100% nên doanh nghiệp có thuận lợi khi tỷ giá USD đang ở mức cao và nhiều thuận lợi trong đơn hàng sản xuất và giá bán cho các nhà nhập khẩu nước ngoài. Doanh nghiệp không sợ tăng giá điện, chỉ sợ bị cúp điện! Khi giá xăng dầu đã tăng mà ngành điện lại phải cắt giảm tải, cúp điện, chắc chắn doanh nghiệp sẽ rơi vào cảnh khó chồng khó. Vì sử dụng máy phát điện là một hạ sách vì chi phí cho việc dùng máy phát điện sẽ tăng gấp đôi so với chi phí giá điện.

Ngành điện nên xem xét ưu tiên nguồn điện cho doanh nghiệp sản xuất. Đã tăng giá, đừng để thiếu điện.

  • NGUYỄN ĐÌNH ĐẦY - Giám đốc Công ty Đầu tư và phát triển kỹ thuật (IDT): Giá tăng làm giảm thị phần lẫn uy tín doanh nghiệp

Hiện nay chúng tôi mới đang tạm tính những chi phí phát sinh khi giá điện tăng trực tiếp trong việc sử dụng điện cho sản xuất. Một khi giá điện tăng sẽ kéo theo các chi phí đầu vào khác tăng theo. Với tạm tính của chúng tôi, điện tăng như thế ước tính giá bán những sản phẩm của IDT sẽ tăng khoảng 10%. Tuy nhiên, IDT vẫn giữ nguyên giá bán đối với những khách hàng tiềm năng. Đây là việc tăng giá ngoài ý muốn của IDT và việc tăng giá này sẽ làm giảm sút khá nhiều đơn hàng từ các thị trường mới. Hơn nữa, giá tăng còn ảnh hưởng đến uy tín của công ty khi phải thay đổi giá.

Nhóm PV

Huy động tối đa nguồn điện trong hệ thống

Liên quan đến tình hình cung cấp điện mùa khô, Trung tâm Hệ thống điện quốc gia (AO) cho biết, hiện có 4 tổ máy của các nhà máy nhiệt điện đang được sửa chữa gồm: Tổ máy số 2 (300MW) của Nhiệt điện Hải Phòng; tổ máy số 2 (110MW) của Nhà máy Sơn Động; tổ máy số 2 (300MW) của Nhiệt điện Quảng Ninh 1. Riêng tổ máy tuabin hơi (240MW) của Nhà máy điện khí BOT Phú Mỹ 3 bị sự cố từ ngày 23-1 đến nay vẫn chưa xử lý xong khiến giảm sản lượng phát tới 700 triệu kWh.

Chính vì vậy, từ tháng 3 đến tháng 6-2011, hệ thống điện chỉ huy động được 38,04 tỷ kWh và đáp ứng được cơ bản nhu cầu điện tăng trưởng trung bình dưới mức 15%, trong khi dự báo tăng trưởng điện mùa khô năm nay sẽ vượt trên 18%.

Để tăng khả năng cung ứng điện trong các tháng còn lại của mùa khô năm 2011 ở mức cao nhất có thể, Bộ Công thương yêu cầu huy động phát điện tối đa các nhà máy điện, trưng dụng các tổ máy nhiệt điện mới đang trong thời gian thử nghiệm hoặc nghiệm thu để tăng cường nguồn cho hệ thống.

Bộ Công thương cũng cho phép EVN phân bổ sản lượng điện theo từng tháng cho các công ty điện lực địa phương. Trên cơ sở đó, các công ty sẽ phân bổ cho các đối tượng khách hàng với sự phê duyệt và chỉ đạo của UBND các tỉnh, thành.

Được biết, đến thời điểm này đã có 39 tỉnh, thành phố lập Ban chỉ đạo điều hành cung ứng điện; 15 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch cung ứng điện.

(Theo L.Phong/sggp online)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • VNX: Chấm dứt tình trạng thua thiệt của hàng Việt
  • “Mùa gieo hạt”
  • Sếp Nokia tại Đông Dương 'bật mí' chuyện làm ăn
  • Kiểm soát là then chốt trong quản lý kinh tế
  • Cựu Tổng giám đốc FPT: Hãy dám sống với những ước mơ
  • TGĐ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất : Có Tâm làm việc gì cũng thành công !
  • “Giao cho doanh nghiệp nhà nước, chắc tôi sẽ thất bại”
  • TGĐ BMC: 'Người ta làm được, tôi cũng làm được'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao