Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Giao cho doanh nghiệp nhà nước, chắc tôi sẽ thất bại”

Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vincom.

Trong một ngày đầu năm Tân Mão, VnEconomy đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Vincom, một nhà quản lý doanh nghiệp đồng thời là một tiến sĩ vật lý.

Ông đã lấy bằng tiến sĩ ngành vật lý học và từng có một thời gian làm việc với tư cách một nhà nghiên cứu. Cơ duyên nào đưa ông đến với nghiệp kinh doanh?

Tôi muốn anh hình dung lại bối cảnh của đất nước mình cách đây 20 năm. Khi đó, mọi thứ đều rất thiếu. Chúng tôi làm nghiên cứu thực nghiệm nên cũng thiếu đủ thứ, thậm chí cả thứ có thể coi là tối thiểu là điện.

Lúc đó, tôi cũng như một số anh em khác chỉ nghĩ đơn giản, là tìm kiếm một công việc mới để mình có thể làm việc một cách độc lập, sử dụng được những kiến thức học được từ nước ngoài, và được trả công xứng đáng.

Những năm đầu thập kỷ 90, nhà nước bắt đầu mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, có hàng loạt nhà đầu tư đến Việt Nam mở văn phòng đại diện, mang lại cơ hội công việc mới cho nhiều người. Với tôi, cơ hội đến từ hãng bảo hiểm Prudential.

Nếu anh hỏi về cơ duyên, thì cơ duyên của tôi là sự tình cờ. Nhưng khách quan mà xét, giai đoạn làm việc ở Prudential là một giai đoạn “thực tập” đầy hữu ích cho công việc quản lý kinh doanh.

Còn với Vincom?

Tôi làm việc cho Prudential với tư cách là trưởng đại diện từ năm 1994 đến năm 1999 thì hãng này nhận được giấy phép thành lập chi nhánh và chính thức đi vào hoạt động. Khi đó, tôi được bổ nhiệm là Giám đốc và ít lâu sau là Phó tổng giám đốc phụ trách đối ngoại.

Điều đáng mừng là hoạt động của hãng phát triển rất tốt trong nhiều năm liền, từ thời điểm đó đến nay luôn là công ty bảo hiểm nhân thọ số 1 của Việt Nam. Đó cũng là giai đoạn tôi trải nghiệm công việc quản trị doanh nghiệp một cách thực sự.

Năm 2004, lại một sự tình cờ, tôi gặp anh Phạm Nhật Vượng và được mời tham gia lãnh đạo Vincom. Khi đó, quy mô của Vincom còn khá khiêm tốn và chưa nhiều người biết đến chứ không như bây giờ, vì vậy quyết định sang Vincom của tôi đem lại bất ngờ cho nhiều người.

Nhưng anh Vượng và tôi đều hiểu rằng, khi thị trường Việt Nam nói chung, thị trường bất động sản nói riêng còn sơ khai, nghĩa là còn nhiều cơ hội. Chúng tôi quyết tâm cùng nhau xây dựng một công ty thật sự của người Việt và hướng tới những mục tiêu dài hạn. Giờ đây, chúng tôi vẫn đang trong quá trình thực hiện những mục tiêu đó.

Hai ông đã quen nhau từ trước, khi còn ở nước ngoài?

Không, tôi biết ít thôi. Tôi chỉ biết anh Vượng là một người giỏi, và đang là một doanh nhân thành đạt ở Ukraina.

Ông đứng sau hai giai đoạn phát triển mạnh mẽ của hai công ty, một công ty có vốn đầu tư nước ngoài và một công ty tư nhân. Nếu bây giờ giao cho ông một doanh nghiệp nhà nước, ông có tự tin sẽ thành công?

Chắc là không.

Để làm việc tốt, chúng ta cần cơ chế và động lực, vì vậy tôi nghĩ rằng, nếu giao cho tôi một doanh nghiệp nhà nước nhưng với những cơ chế như hiện nay, thì chắc chắn sẽ thất bại.

Những lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước thất bại không phải là những người kém cỏi, nhưng họ không thể làm tốt trong một môi trường như vậy. Nhiều doanh nghiệp có những cán bộ năng lực kém, chỉ giỏi bè phái và nói xấu người khác.

Đối với doanh nghiệp tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài, những người như thế khó có thể tồn tại, nhưng trong doanh nghiệp nhà nước, anh rất khó xử lý được chuyện này, nhiều khi xử lý anh còn mất việc trước (cười).

Cho đến thời điểm này, vẫn có nhiều ý kiến ủng hộ mạnh mẽ cho doanh nghiệp nhà nước với tư cách là thành phần kinh tế chủ đạo. Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp nhà nước vẫn sẽ khó phát triển một cách lành mạnh, hay nói cách khác, những ưu ái được hưởng và đi kèm với nó là những can thiệp hành chính sẽ làm méo mó môi trường hoạt động của những doanh nghiệp này.

Do đó, quay lại với câu hỏi của anh, nếu giao cho tôi một doanh nghiệp nhà nước, chắc tôi cũng sẽ… thất bại!

Đây đang là thời điểm kỷ niệm 10 năm Luật Doanh nghiệp. Ngần ấy thời gian lăn lộn trong thương trường và chứng kiến sự đi lên của nhiều doanh nghiệp tư nhân như Vincom, ông đánh giá như thế nào về văn bản luật này?


Điều quan trọng nhất là sự thay đổi về tư duy. Một khi thay đổi được tư duy thì sẽ tháo gỡ được những rào cản cho sự phát triển nói chung, của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng. Nhưng đó là một quá trình, và giờ đây quá trình đó vẫn đang tiếp diễn.

Có bao giờ ông muốn quay lại với sự nghiệp nghiên cứu không? Có chút tiếc nuối nào cho thời trẻ tuổi của mình không?

Không. Hai mươi năm trước, chúng tôi có thể nắm được cơ bản các diễn biến của nền khoa học nói chung, vật lý học nói riêng. Nhưng sau ngần ấy thời gian, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Chúng tôi không được cập nhật, và kiến thức của mình đã dừng lại ở đó, trong khi khoa học thì tiến như vũ bão, làm thay đổi thế giới này từng ngày, từng giờ, nên nếu nói đến việc quay lại với công việc nghiên cứu thì chỉ là ảo tưởng.

Tôi cho rằng mình đã có được sự lựa chọn đúng đắn và tôi hạnh phúc với công việc và cuộc sống hiện tại, cho dù trước mắt còn rất nhiều thử thách mới.

Ông nghĩ, đâu là điểm chung giữa làm khoa học và làm kinh doanh?

Làm khoa học và làm kinh doanh đều phải tuân theo những logic nhất định. Nhưng có một điểm chung rất quan trọng là đều cần những đột phá và sáng tạo. Đấy mới là yếu tố quyết định sự thành công.

Nhà soạn nhạc nào thì cũng chỉ có trong tay bảy nốt nhạc cơ bản thôi, nhưng có người có thể tạo ra những kiệt tác nhờ vào sự sáng tạo. Mọi doanh nhân cũng có những dữ liệu thị trường chung, môi trường kinh doanh chung, điều quan trọng là tìm ra được cách đi riêng để thành công.

Hãy thử kể về một ngày làm việc của ông? Ông phải xử lý bao nhiêu e-mail mỗi ngày?

Ngoài vai trò chủ tịch Hội đồng Quản trị Vincom, tôi hiện là Phó chủ tịch phụ trách đối ngoại của VinGroup, tập đoàn mẹ của Vincom. Công việc thì đa dạng lắm, từ ký tá điều hành chung đến việc tham gia, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện, hay nói cách khác là thay mặt VinGroup tham gia mọi hoạt động ngoài kinh doanh của mình.

E-mail thì không nhiều lắm, vì chúng tôi có quy chế riêng về e-mail, chỉ gửi cho những người liên quan trực tiếp và phải xử lý những công việc cụ thể, chứ không được gửi tràn lan. Bên cạnh đó, chúng tôi “phân cấp” mạnh mẽ trong công việc, và vận hành công việc khá nhanh gọn.

(Theo Vneconomy)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • TGĐ BMC: 'Người ta làm được, tôi cũng làm được'
  • Đại diện Dragon Capital bình luận gì về việc điều chỉnh tỷ giá?
  • Nước mắt có thể chảy vì “thượng đế”
  • Chủ tịch Air Mekong: “Kinh doanh thì chấp nhận mạo hiểm”
  • Tái cấu trúc DN: Chất lượng DNNN là yếu tố quyết định!
  • Mua bán nợ và tài sản tồn đọng DN: Vướng cơ chế
  • Chuyển hướng theo nhu cầu thị trường
  • Hà Dũng lên kế hoạch bay trở lại vào cuối năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao