Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp dè dặt tuyển dụng

Công ty cổ phần Kết Nối Nhân Tài (Talentnet) vừa tổng hợp tình hình nhân sự năm 2012, theo đó trong năm qua các doanh nghiệp khá dè dặt trong tuyển dụng và chú trọng đến hiệu quả, quan tâm đến chất lượng và năng suất làm việc nhằm đảm bảo vận hành và duy trì lợi thế cạnh tranh hoạt động.

Nguồn: Talentnet

Tuyển dụng dè dặt

Theo số liệu của Talentnet năm 2012, các doanh nghiệp không tuyển mới nhiều, thậm chí việc tuyển thay thế cũng hạn chế. Thay vào đó, các doanh nghiệp thăng cấp nội bộ cho nhân viên nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp vừa giữ được nhân tài, vừa khuyến khích nhân viên khi giúp họ khám phá những năng lực tiềm ẩn, nâng cao hiệu quả lao động của những nhân viên có năng lực. Điều đó khiến cho các doanh nghiệp giảm được chi phí tuyển mới, và tránh được rủi ro khi những nhân viên mới không phù hợp với văn hóa công ty.

Trong 6 tháng đầu năm, nhu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính ổn định. Tuy nhiên nhu cầu này ngày càng giảm trong 6 tháng cuối năm 2012. Đặc biệt trong năm qua, lĩnh vực công nghệ cao nổi bật lên ở nhu cầu nhân lực, đặc biệt các vị trí như kỹ sư phần mềm. Một vài lĩnh vực vẫn có nhu cầu tuyển dụng đều đặn trong 2012 như hàng tiêu dùng, dược phẩm, sản xuất…

Các doanh nghiệp cũng trở nên linh hoạt hơn khi đưa người Việt vào các vị trí quản lý cấp cao, những vị trí trước đây vốn chỉ do người nước ngoài đảm nhận. Tuy nhiên, các chuyên gia khảo sát của Talentnet nhận thấy là khác với các năm trước, năm 2012, các doanh nghiệp khá chọn lọc trong việc tuyển dụng, đặc biệt là quản lý cấp cao.

Cuộc khảo sát cho thấy, với lao động cấp cao, lương không còn là vấn đề quan tâm chính, mà quan trọng hơn là họ tìm hiểu công ty một cách chi tiết hơn như chiến lược và định hướng phát triển của doanh nghiệp, tìm hiểu về ban lãnh đạo công ty, đánh giá văn hóa công ty có phù hợp với những giá trị và mong đợi hay không.

Chênh lệch tiền lương trong nước-nước ngoài và dự báo 2013

Trước đó, Talentnet cùng với hãng khảo sát lương Mercer đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 120.000 nhân viên của 371 doanh nghiệp cho ra kết quả năm 2012 tỉ lệ tăng lương của các công ty nước ngoài và đa quốc gia là 13% trong khi tỷ lệ này của các công ty trong nước là 13,3%.

Tuy vậy, so sánh lương giữa công ty nước ngoài và Việt Nam, có thể thấy vẫn còn khoảng cách về lương của các cấp bậc giữa công ty nước ngoài và công ty Việt Nam.

Đối với cấp nhân viên, tỷ lệ trả lương của công ty nước ngoài và Việt Nam là như nhau, trong khi khoảng cách lương của công ty Việt Nam và nước ngoài ngày càng tăng đối với các cấp bậc khác: cấp chuyên viên, chênh lệch là lương nước ngoài cao hơn 25%, cấp quản lý chênh lệch này là 30% và đối với cấp lãnh đạo, chênh lệch 33%.(xem bảng trên)

Kết quả khảo sát của Talentnet cho thấy một số ngành có tốc độ chi trả lương cao năm 2012 là sản xuất, với 13,7%, tăng so với 13,2%. Ngành dược phẩm và hóa chất cũng có mức tăng 13,5% so với năm 2011. Trong khi đó, một số ngành có mức giảm so với tốc độ tăng năm ngoái, như công nghệ cao, dầu khí, vận tải, ngân hàng, tuy nhiên, mức tăng vẫn từ 13% so vơi năm 2011.

Bà Hoa Nguyễn, trưởng bộ phận Khảo sát lương và Tư vấn nhân sự theo phương pháp Mercer của Talentnet cho biết, dự báo mức tăng lương của năm 2013 sẽ khoảng 12,7%, tức thấp hơn so với năm trước một ít.

(Theo Thesaigontimes)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Tư thế DN và bài học thương hiệu VN
  • Kế nhỏ để đến thị trường lớn
  • Lợi hại M&A
  • Mai Linh: Đường nào tái cấu trúc?
  • Chevron Việt Nam: “Muốn là thành viên trong cộng đồng”
  • Tránh là 'con mồi' của đa cấp bất chính
  • “Điểm tựa cho doanh nghiệp vẫn mong manh”
  • Khi ông bầu bỏ bóng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao