Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Nhà đài không đủ năng lực kiểm tra"

Khi nhà cung cấp dịch vụ bán hàng trên truyền hình bán những sản phẩm kém chất lượng, nhà đài sẽ xử lý ra sao? Ông Lê Đình Cường, Tổng giám đốc Truyền hình Cáp Hà Nội chia sẻ rõ hơn về vấn đề này.
 
Chỉ tính riêng số tiền thuêtruyền dẫn và phát sóng mỗi năm của Truyền hình cáp Hà Nội là khoảng 1,3 tỉ đồng (mức thấp so với các đài truyền hình khác).
- Thưa ông, với phương thức kinh doanh bán hàng trên truyền hình (TV Shopping), nhà đài có kiểm soát những thông tin về các sản phẩm được bán không?

Bán hàng trên truyền hình là một phương thức kinh doanh đang phát triển ở Việt Nam từ khoảng 5 năm nay. Từ khi nhà nước cấp phép cho một số đài phát thanh truyền hình được sản xuất kênh quảng cáo (nghĩa là chỉ bán hàng hóa) trên hệ thống truyền hình cáp thì loại hình bán hàng mới này thực sự có những dấu ấn với những phương thức bán hàng có địa chỉ, nơi giao hàng cụ thể, điều mà người tiêu dùng không thấy được ở trên các chương trình quảng cáo của kênh quảng bá. Đây là điểm phân biệt rõ nhất giữa quảng cáo trên truyền hình và bán hàng trên kênh quảng cáo riêng biệt. Tôi xin nhấn mạnh là chỉ có một số hệ thống truyền hình cáp được cấp kênh quảng cáo này. Một sản phẩm để được quảng cáo và bán hàng trên kênh truyền hình cáp đều phải trải qua nhiều khâu kiểm soát. Nếu là hàng nhập khẩu phải có giấy phép của nhà sản xuất, rồi đến hải quan, nếu là sản phẩm chăm sóc sức khỏe thì thêm cả của Bộ Y tế... Đài Truyền hình sẽ có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ đó chứ chúng tôi không thể đủ năng lực mà kiểm tra xem hàng đó tốt hay không tốt. Trách nhiệm này thuộc về các cơ quan cấp giấy phép.

- Vậy xin ông làm rõ hơn vai trò cũng như trách nhiệm của Nhà đài - Nhà khai thác dịch vụ - Nhà cung cấp sản phẩm trong các chương trình TV Shopping? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính để khi khách hàng mua sản phẩm qua TV Shopping không đúng như giới thiệu có thể tìm đến, thưa ông?

Hiện hầu hết các kênh truyền hình bán hàng đều đã được xã hội hóa. Nhà đài sẽ có trách nhiệm kiểm soát nội dung hình ảnh trên các chương trình bán hàng cho đúng với luật quảng cáo và báo chí, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Trên thực tế có một số sản phẩm được quảng cáo quá mức với giá trị thật gây ảnh hưởng tới lòng tin của người tiêu dùng. Về nguyên tắc, nếu nhà khai thác dịch vụ liên tục vi phạm tới 3 lần khi quảng cáo sai sự thật về sản phẩm nhà đài sẽ có quyền thu hồi giấy phép khai thác kênh. Nếu chuyện này xảy ra thì nhà khai thác dịch vụ sẽ chịu thiệt hại đầu tiên bởi số tiền họ bỏ ra đầu tư sản xuất kênh không hề nhỏ. Chỉ tính riêng số tiền thuê truyền dẫn và phát sóng mỗi năm của Truyền hình cáp Hà Nội cũng là khoảng 1,3 tỉ đồng (một mức thấp so với các đài truyền hình khác). Vì vậy, hơn ai hết bản thân mỗi nhà khai thác dịch vụ đều phải biết được giá trị của họ và chịu trách nhiệm về mình. Đương nhiên, khi gặp sự cố người dân có thể khiếu nại với nhà đài. Với Truyền hình cáp Hà Nội, sau 3 năm triển khai kênh bán hàng Home Shopping, đến giờ tôi vẫn chưa nhận được bất cứ một đơn thư khiếu nại nào của người dân về chất lượng sản phẩm trên kênh của chúng tôi.

- Ông nghĩ sao về việc một số kênh truyền hình bất chấp sự phản ứng từ phía người tiêu dùng vẫn "vô tư" phát sóng các chương trình TV Shopping quảng cáo quá sự thật, như trường hợp của công ty Happy Shopping cách đây mấy tháng?

Tôi rất khó để bình luận về vấn đề này vì nó không nằm trong phạm vi quyền hạn của Đài Hà Nội. Đến nay, tôi vẫn chưa nhận được công văn hay thông tin gì từ Bộ Thông tin và Truyền thông nói về chuyện nhà đài vi phạm nguyên tắc quảng cáo và báo chí của các kênh bán hàng.

- Để có được một kênh truyền hình bán hàng, các doanh nghiệp sẽ cần phải làm những gì, thưa ông?

TV Shopping sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi lượng người xem các kênh này không nhiều.

Hiện nay, cái khó khăn nhất của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình không phải là việc xin giấy phép mà lại ở chính năng lực của họ. Khoản đầu tư lớn nhất là họ phải có nguồn hàng vì không phải nhà sản xuất nào cũng sẵn sàng lên sóng. Ví dụ như để bán mặt hàng sâm ít nhất họ phải tìm được khoảng 5 mặt hàng, sau đó tiến hành xin cấp các loại giấy phép và nhập về kho dự trữ để khi chính thức bán hàng họ sẽ có nguồn hàng cung cấp cho người tiêu dùng. Tại kênh Home Shopping của Truyền hình cáp Hà Nội, ban đầu do lượng hàng ít nên thời lượng phát sóng chỉ 2 tiếng/ngày, sau đó nâng lên 6 tiếng, 8 tiếng và hiện nay là 16 tiếng. Phía nhà cung cấp dịch vụ có đề nghị chúng tôi cho phát 24 tiếng/ngày và nhà đài đang xem xét vấn đề này.

- Hiệu quả của các chương trình bán hàng qua truyền hình sẽ được đo lường như thế nào, thưa ông? Và các doanh nghiệp cần làm những gì để đạt được hiệu quả tối đa qua TV Shopping, nhưng lại không làm mất đi uy tín với người tiêu dùng?

Hiệu quả thì chỉ có nhà khai thác dịch vụ mới biết được họ lời lãi như thế nào. Nhưng tôi cho rằng TV Shopping sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi lượng người xem các kênh này không nhiều bằng các kênh đại chúng khác. Do đó, các doanh nghiệp thường lựa chọn kênh quảng bá nhiều hơn để xuất hiện sản phẩm của mình. Không có lời khuyên nào bằng thực tiễn cuộc sống và bản thân mỗi doanh nghiệp sau khi trải nghiệm đều phải nhận ra và rút kinh nghiệm cho riêng mình. Các chuyên gia cứ khuyên rằng, phải giữ chữ tín với người tiêu dùng là quan trọng nhất. Điều này đúng, nhưng tôi cho rằng, cái mà doanh nghiệp cần làm ở đây là giữ chữ tín với chính bản thân mình. Trước tiên họ phải tuyển được những chuyên gia bán hàng thực sự am hiểu sản phẩm, có trách nhiệm. Những sự cố như lỗi hàng, hàng không đúng như quảng cáo… tôi nghĩ là do doanh nghiệp đó chưa có được người bán hàng hiểu về sản phẩm. Ngay cả bản thân người tiêu dùng cũng cần phải biết tự bảo vệ mình chứ không thể ngồi chờ nhà cung cấp dịch vụ giúp mình. Bởi lẽ, hiện nay công nghệ vi tính rất phát triển và việc làm cho hình ảnh biến hóa nhanh là điều hết sức dễ dàng. Khách hàng không nên nghĩ rằng, mình đã mua phải một chiếc bàn là rởm, tốc độ cực chậm trong khi giới thiệu trên truyền hình thì chỉ cần phun hơi ra là quần áo ngay lập tức đã phẳng phiu. 

Có 2 nguyên nhân khiến cho hình thức bán hàng trực tiếp chưa thực hiện được tại Việt Nam. Thứ nhất là đầu tư tốn kém. Thứ 2 là hiệu quả bán hàng trên TV Shopping hiện vẫn chưa cao nên chưa có doanh nghiệp nào dám đi tiên phong.

Hiện trên thế giới các chương trình truyền hình bán hàng trực tiếp rất phát triển và hiệu quả cao. Tuy nhiên tại Việt Nam, hình thức này vẫn chưa được thực hiện, chủ yếu là ghi hình sẵn rồi phát lại kiểu quảng cáo, tự giới thiệu. Vậy lý do ở đây là gì, thưa ông?

Theo tôi, có 2 nguyên nhân khiến cho hình thức bán hàng trực tiếp chưa thực hiện được tại Việt Nam. Thứ nhất là đầu tư tốn kém. Thứ 2 là hiệu quả bán hàng trên TV Shopping hiện vẫn chưa cao nên chưa có doanh nghiệp nào dám đi tiên phong. Nhưng tôi nghĩ trong tương lai chúng ta sẽ có thể làm được việc này.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Cửa tiếp cận ngân hàng cho DN vừa và nhỏ vẫn hẹp
  • Nhân lực ngành du lịch Đà Nẵng: Thiếu 10.000 lao động
  • Bắt tay quảng bá hàng Việt
  • Thưởng Tết: Kẻ khóc người cười
  • Những bí quyết phát hiện và giữ nhân tài của KFC
  • Cà phê cuối tuần: “Tôi chẳng thấy gì đáng ngại”
  • Cà phê cuối tuần: 5 “từ khóa” của VietJetAir
  • Doanh nghiệp xi măng: Phá sản gần kề
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao