Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tân Tổng giám đốc FPT nói về chiến lược sắp tới

picture
Tân Tổng giám đốc FPT, ông Trương Đình Anh.

Có tiếng là mạnh mẽ, quyết đoán, chỉ đầu tư vào đâu nếu thấy hiệu quả, còn không là cắt bỏ - ông Trương Đình Anh mới đây đã được Hội đồng Quản trị tập đoàn FPT chính thức bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc, thay cho ông Nguyễn Thành Nam.

Trên cương vị mới, ông Trương Đình Anh đã có cuộc trò chuyện với VnEconomy về những dự định, chiến lược trong thời gian tới của FPT.

Nên nhìn nhận việc chuyển giao vị trí tổng giám đốc ở góc độ quản lý hay ở góc độ thay đổi chiến lược kinh doanh, thưa ông?

Tôi và nhiều anh chị em đồng trang lứa thuộc thế hệ lãnh đạo thứ hai ở FPT. Khi tôi gia nhập FPT, toàn công ty chỉ có 84 người. Hôm nay, FPT là một tập đoàn với hơn 12 ngàn người. FPT đã vượt qua 3 năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu với tổn thất tối thiểu. Giờ đây, đã đến lúc Hội đồng Quản trị đặt ra những tham vọng tăng trưởng vượt bậc trong 4 năm tới, và thế hệ lãnh đạo trẻ hơn được kỳ vọng sẽ "lái xe" nhanh hơn.
 
Vậy ở cương vị mới, đâu là những mục tiêu trọng tâm đối với FPT mà ông sẽ đặt ra?

Chúng tôi đã hoạch định chiến lược FPT nhằm xây dựng một tập đoàn công nghệ - thông tin - viễn thông hùng mạnh. Muốn nói về chiến lược mới thì trước hết phải nhìn về thành quả mà FPT đã làm trong nhiều năm qua.

Chúng tôi đã xây dựng được rất nhiều sản phẩm dịch vụ riêng lẻ như kết nối băng rộng, những tờ báo điện tử, điện thoại di động FPT, hàng chục ngàn tài khoản giao dịch chứng khoán và hàng trăm ngàn tài khoản ngân hàng điện tử,…

Nhưng giờ đây chúng tôi sẽ kết nối tất cả sản phẩm dịch vụ của mình vào một nền tảng chung, để tạo ra những đột phá, mang lại nhiều lợi ích hơn cho các khách hàng của mình.

Từ khóa mà chúng tôi sẽ đặc biệt nhấn mạnh là “kết nối” và “nền tảng”.

Trong rất nhiều lĩnh vực mà FPT đang hoạt động, thì lĩnh vực nào sẽ là then chốt và quan trọng nhất của các ông trong những năm tới?

Với việc tái cấu trúc tập đoàn FPT, chúng tôi sẽ tập trung vào công nghệ - thông tin - viễn thông. Điều này đã được Hội đồng Quản trị FPT hoạch định cách đây hơn một năm, và tôi được giao nhiệm vụ thúc đẩy tiến trình đó một cách mạnh mẽ.

Sản phẩm điện thoại FPT mà chúng tôi đang sản xuất cũng là một cấu thành quan trọng trong định hướng mới của FPT. Chúng tôi đã và đang tích hợp rất nhiều dịch vụ của mình vào chiếc điện thoại và cố gắng làm cho chiếc điện thoại FPT ngày càng thông minh hơn.

Riêng với lĩnh vực viễn thông, đến nay, FPT chưa tham gia lĩnh vực viễn thông di động, dù thị trường di động đang bão hòa và cạnh tranh hết sức khốc liệt. Chúng tôi đang chờ cơ hội của mình khi có những công nghệ mới xuất hiện, hoặc khi có cơ hội mua bán sáp nhập, để chính thức tham gia vào thị trường này.

Trong lúc chờ đợi, chúng tôi tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng cố định trên phạm vi toàn quốc, và lĩnh vực này vẫn đang có đóng góp quan trọng vào lợi nhuận chung của FPT.

FPT đã trở thành thương hiệu trong lĩnh vực phần mềm, nhưng cũng phải thừa nhận, FPT mới chủ yếu gia công phần mềm cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới...

 
Khi tham gia vào chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu, chúng tôi phải nhanh chóng nhận một việc nào đó để có thể làm ngay, để học hỏi và hội nhập. FPT đã chọn con đường ra quốc tế bằng xuất khẩu phần mềm. Trên thế giới, nhiều tên tuổi lớn ở Ấn Độ cũng đã đi lên như FPT, quan trọng là chúng ta sẽ biến ngành này thành một ngành công nghiệp với quy mô thế nào.

Thách thức của FPT là đưa ngành phần mềm lên quy mô hàng trăm ngàn lập trình viên. Làm được như vậy thì chúng ta cũng sẽ sớm có những niềm tự hào như Samsung, LG…

Cuối cùng, theo đánh giá của ông, hiện tại FPT đang yếu ở những điểm gì?

Vài năm qua, lẽ ra FPT cần sự chuyển mình nhanh hơn, mạnh hơn. Cũng như một dòng chảy, mỗi khi nước chảy chậm thì sẽ luôn xuất hiện các vấn đề, nên các nhà lãnh đạo FPT cần khai thông luồng lạch để có con nước to, dòng chảy mạnh, đẩy con tàu FPT ra khơi. Hơn nữa, có những giá trị thương hiệu vô hình nhưng FPT lại chưa khai thác được hiệu quả...

(Theo Vneconomy)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • LienVietBank “se duyên” với VNPT: “Thương vụ góp vốn rất đặc biệt”
  • Điện tăng giá - Những thách thức cần lời giải
  • VNX: Chấm dứt tình trạng thua thiệt của hàng Việt
  • “Mùa gieo hạt”
  • Sếp Nokia tại Đông Dương 'bật mí' chuyện làm ăn
  • Kiểm soát là then chốt trong quản lý kinh tế
  • Cựu Tổng giám đốc FPT: Hãy dám sống với những ước mơ
  • TGĐ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất : Có Tâm làm việc gì cũng thành công !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao