Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường khó khăn thúc đẩy phát triển nhãn hàng riêng

Ông Darin Williams - Ảnh: Mộng Bình

Giá cả hàng hóa tăng cao khiến người tiêu dùng ngày càng cân nhắc và cẩn trọng hơn trong việc mua sắm. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị trường đánh giá rằng hoàn cảnh khó khăn này cũng là một trong những động lực thúc đẩy các nhà bán lẻ, nhà phân phối phát triển các sản phẩm với nhãn riêng của mình. 

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, ông Darin Williams, đã phân tích sâu hơn về xu hướng phát triển của các nhãn hàng riêng ở thị trường Việt Nam, căn cứ trên các cuộc khảo sát mà Nielsen đã thực hiện và kinh nghiệm của ông về vấn đề này tại các thị trường châu Á khác.

 Nhiều chuyên gia cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để các nhà phân phối, nhà bán lẻ phát triển mạnh các sản phẩm mang nhãn hàng riêng của họ tại Việt Nam. Vậy dự báo của ông về xu hướng này ra sao?

- Các sản phẩm gắn nhãn hàng riêng đang phát triển tốt tại thị trường Việt Nam và đây sẽ là xu hướng sắp tới, mặc dù chưa đạt đến mức như ở thị trường Thái Lan và các thị trường trong khu vực khác. Một trong những yếu tố hỗ trợ sự phát triển của các nhãn hàng riêng ở Việt Nam là sự nhận biết và niềm tin của người tiêu dùng về các loại sản phẩm này đã tăng cao. Có khoảng 73% số người tiêu dùng Việt Nam tham gia một cuộc khảo sát gần đây của Nielsen đã cho rằng chất lượng của các món hàng này tốt và không thua chất lượng hàng hóa mang thương hiệu đã phổ biến trên thị trường.

Trong những năm qua, các nhà bán lẻ cũng đang đẩy mạnh chương trình phát triển hàng nhãn riêng của họ. Đây là những cơ sở để chúng tôi tin rằng hàng nhãn riêng sẽ tiếp tục phát triển tại thị trường Việt Nam. Nếu căn cứ vào xu hướng và tốc độ phát triển tại các thị trường ở khu vực, chúng tôi dự báo việc phát triển các hàng nhãn riêng tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt.

Đâu là yếu tố tích cực khiến ông đưa ra dự báo trên?

- Một trong những cơ sở để chúng tôi đưa ra dự báo kể trên là mức tăng trưởng của các kênh thương mại hiện đại ở thị trường Việt Nam. Một khi Saigon Co.op, Big C, Metro Cash & Carry và các doanh nghiệp khác tiếp tục mở thêm nhiều siêu thị, trung tâm bán sỉ và lẻ, và họ dành nhiều chỗ cho các nhãn hàng riêng thì các dòng sản phẩm này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Theo dự báo của chúng tôi, các kênh thương mại hiện đại ở Việt Nam sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng 15-20% trong vòng 2 năm tới. Lý do là thị phần của các kênh này vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực nên còn nhiều tiềm năng phát triển. Kết quả khảo sát của Nielsen trong năm 2010 cho thấy các kênh thương mại hiện đại ở Việt Nam mới chỉ chiếm thi phần 13% trên toàn thị trường, trong khi tỷ lệ này ở Malaysia là 53%, Thái Lan là 46% và Indonesia là 43%. Nếu tính luôn các siêu thị và các nhà bán lẻ mới gia nhập thị trường thì thị phần các kênh thương mại hiện đại ở Việt Nam có thể tăng thêm 7 điểm phần trăm nữa.

Ông có cho rằng lạm phát cao có ảnh hưởng đến việc phát triển hàng nhãn riêng ở Việt Nam?

- Tất nhiên là lạm phát có ảnh hưởng đến sức mua, và liên quan đến việc phát triển hàng nhãn riêng tại các thị trường, bao gồm Việt Nam. Trong giai đoạn người tiêu dùng phải cân nhắc kỹ kế hoạch chi tiêu, họ có xu hướng tìm mua các sản phẩm có giá thấp hơn và hàng nhãn riêng lại có lợi thế về giá.

Tại Việt Nam, Saigon Co.op, Big C, Metro Cash & Carry là các doanh nghiệp đã bán hàng nhãn riêng tại các siêu thị, trung tâm bán lẻ, bán sỉ.

Chỉ riêng Saigon Co.op đang bày bán khoảng 150 mặt hàng thiết yếu với nhãn riêng là SGC và Co.opMart như gạo, nước mắm, bún gạo, trà, trứng, bánh tráng, thịt nguội, giò lụa, đồ hộp, hóa phẩm, đồ dùng trong nhà, hàng may mặc tại hệ thống siêu thị của hợp tác xã này.

Saigon Co.op cho biết những mặt hàng mang thương hiệu của mình đã có mặt trên thị trường từ năm 2003.

Thực tế cho thấy khi người tiêu dùng phải chi nhiều hơn do giá điện, xăng dầu tăng giá thì họ buộc phải chi ít hơn cho các mặt hàng khác. Vì thế, thay vì mua các sản phẩm có thương hiệu phổ biến thì người tiêu dùng có thể chuyển sang các sản phẩm nhãn riêng với giá thấp hơn với chất lượng tương tự nhằm cân đối kế hoạch chi tiêu của họ.

Cũng cần phải nói thêm là chất lượng của hàng nhãn riêng có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào kế hoạch của từng nhà bán lẻ.

Ngoài yếu tố giá cả thì đâu là ưu điểm nổi trội của hàng nhãn riêng của các nhà bán lẻ, thưa ông?

- Theo tôi, lợi thế của các nhà bán lẻ là họ có thể chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nhãn hàng riêng cho các món hàng họ muốn, và điều này cũng sẽ giúp củng cố, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của chuỗi siêu thị.

Nếu hàng hóa được gắn logo và thương hiệu của các nhà bán lẻ lớn, có uy tín thì người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận diện thương hiệu và cảm thấy tin tưởng hơn vào chất lượng của món hàng đó. 

Nhà bán lẻ có thể bán các mặt hàng này với giá rẻ hơn đáng kể so với các sản phẩm cùng loại nhưng mang nhãn của công ty khác vì họ không phải chi nhiều tiền cho các chương trình quảng bá sản phẩm.

Tôi cho rằng các nhà bán lẻ sẽ có nhiều lợi thế nếu phát triển được hàng nhãn riêng. Tuy nhiên, họ cũng sẽ phải đối mặt với việc loại dần những dòng sản phẩm mang các thương hiệu đã phổ biến và quen thuộc đối với người tiêu dùng ra khỏi kệ hàng. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là nhà bán lẻ phải rất cẩn trọng với quyết định này, đồng thời có quá trình nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng để có những giải pháp phù hợp.

Vậy theo ông, những loại hàng hóa nhãn riêng nào có thể phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời gian tới?

- Sản phẩm nhãn riêng đã phát triển rất mạnh tại Úc, New Zealand, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và một số thị trường khác. Ở Việt Nam, hàng nhãn riêng và nhận thức của người tiêu dùng về loại sản phẩm này cũng mới bắt đầu trong những năm gần đây.

Chúng tôi dự báo hàng nhãn riêng của các nhà bán lẻ sẽ tăng trưởng rất cao và bền vững trong những năm sắp tới. Nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào việc chủng loại hàng nào cần được đưa ra thị trường và chất lượng có đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của người tiêu dùng hay không. 

Nhìn chung, các nhà bán lẻ thường bắt đầu phát triển nhãn riêng với mặt hàng lương thực và những mặt hàng không có mối gắn kết quá mạnh với người tiêu dùng như đường, giấy... và bước tiếp thep là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như thực phẩm (bánh) và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng các nhà bán lẻ hầu như không bao giờ bắt đầu nhãn hàng riêng với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Talanx đầu tư vào PVI: Rót nước vào bình nhỏ…
  • Kẽ hở của các tập đoàn
  • Ưu tiên “sân nhà”
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp : Bắt đầu từ… “nhạc trưởng”
  • Tổng giám đốc Philips Việt Nam nói về “gu” tiêu dùng của người Việt
  • Cà phê cuối tuần: Nhà buôn xe tự bạch
  • Doanh nghiệp cơ khí trước nguy cơ mất thị trường nội địa
  • Làm từ thiện là “làm giàu”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao