Qua tìm hiểu, chuyện được bắt đầu vào ngày 3/1/2012 vừa qua. Khi một thanh niên đã chủ động chụp ảnh cho người yêu trước cửa hàng D&G làm kỉ niệm. Ngay lập tức cặp đôi này bị bảo vệ cửa hàng chặn lại và yêu cầu đi nơi khác. Sau đó, do nguồnthông tin này được lan truyền mạnh và cánh phóng viên đã "nhập cuộc". Ngày 4/1/2012, một nhóm phóng viên nhà báo tổ chức ghi hình, chụp ảnh tại vị trí cách cửa hàng 4 mét (được cho là lề đường thuộc tài sản công cộng) cũng bị nhân viên an ninh của Dolce Gabbana ngăn lại tức thì.
Hàng ngàn người đã cùng tập trung biểu tình phản đối D&G tại Hong Kong (ảnh chụp ngày 9/1/2012)
Khi phóng viên vẫn tiếp tục tác nghiệp với lý do đang đứng ở nơi công cộng thì một trong số những nhân viên bảo vệ trên đã lên tiếng: "Hãy cất máy ảnh đi. Tôi sẽ đập nát chúng. Không được chụp ảnh. Đây là lời cảnh cáo cuối cùng. Tôi sẽ đập vỡ máy ảnh của anh."
Đoạn video ghi lại lời "dọa nạt" cùng hành vi ứng xử kém đẹp này được tung lên mạng sau đó không lâu và gây nên một làn sóng phản đối dữ dội từ người dân địa phương. Trước tình cảnh hỗn loạn này, đại diện Dolce Gabbana đã lên tiếng giải thích: "Cửa hàng đặt nhiều thiết kế để trưng bày ở mặt tiền. Để tránh việc giả mạo sản phẩm nên mới đề nghị người dân không chụp ảnh. Nhân viên bảo vệ làm theo quy định cửa hàng, nên mong mọi người hãy thông cảm."
Tuy nhiên lời giải thích này được cho là chưa trọn vẹn và không đáp ứng được yêu cầu của đông đảo dư luận Hong Kong. Từ ngày 6/1, nhiều trang mạng xã hội và blog đã thành lập những hội chống lại thái độ và hành vi của D&G. Lượng người truy cập và tham gia tăng lên nhanh chóng, tính đến thời điểm ngày 9/1 đã lên đến 11.000 người.
Tấm biển của người phản đối yêu cầu D&G "về nước"
Đám đông hỗn loạn, đập phá và đòi tràn vào cửa hàng
Người phụ nữ với tấm bảng ghi dòng chữ "D&G - Bụi bẩn, rác rưởi"
Đám đông vẫn bủa vây cửa hàng và không ngừng biểu tình, phản đối. Những người tham gia yêu cầu đại diện thương hiệu phải đứng ra xin lỗi công khai trực tiếp. Họ yêu cầu gỡ bỏ những ngăn cản về quay phim chụp hình và thay đổi cách ứng xử với khách hàng. Không chỉ phản đối bằng lời, đoàn biểu tình còn giơ cao những băng rôn chỉ trích và tẩy chay nhãn hàng nổi tiếng nước Ý. Nhiều người còn muốn "đuổi" D&G về nước. Bởi theo họ D&G cũng như các thương hiệu thời trang hạng sang khác đã và đang bòn rút túi tiền của họ ngay tại quê hương nhưng lại đối xử khinh miệt và phân biệt chủng tộc.
Các cửa hàng thời trang danh tiếng tại Hong Kong rất nhiều và rất đầu tư cho an ninh, hàng rào bảo vệ cũng như các "điều luật" khắt khe với người tham quan, khách du lịch
Người dân bất bình trước cảnh "thượng đế" phải xếp hàng như đi nhận phát chẩn
Còn nhớ cách đây không lâu, Fendi cũng bị phản đối và biểu tình tại Hàn Quốc. Theo kế hoạch và tháng 6-2011, hãng sẽ trình diễn 40 thiết kế trong BST thu đông, trong đó bao gồm 20 thiết kế lông thú. Nhưng vào trung tuần tháng 5, giới truyền thông đã cho hay những sản phẩm lông thú của Fendi đã vấp phải khó khăn lớn tại đây. Lý do là vì chính phủ Hàn Quốc đã ra lệnh cấm trình diễn các thiết kế thời trang lông thú.
Tuy nhiên, gần ngày cận kề show diễn, Fendi đã đính chính lại rằng vẫn được giữ nguyên BST của mình trên sàn catwalk. Đây được xem là 1 tin vui với hãng thời trang đến từ Ý, bởi họ sẽ không phải làm lại BST đã chuẩn bị rất công phu từ nhiều tháng trước. Tuy vậy, sự việc này lại dấy lên một làn sóng phản đối dữ dội từ hiệp hội bảo vệ động vật. Họ đe dọa sẽ có 1 chiến dịch biểu tình lớn. Hiệp hội này đã kết nối với tất cả các cửa hàng thời trang tại Seoul và sẵn sàng cho chiến dịch tuyên truyền phản đối dùng sản phẩm áo lông thú và tẩy chay Fendi.
Các sản phẩm lông thú cao cấp của Fendi bị ngăn cấm tại Hàn Quốc
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com