Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nước cam ép Coke, Pepsi đồng loạt nhiễm thuốc trừ sâu

Mới đây, Coca- Cola chính thức thông báo họ đã phát hiện ra thành phần chất giệt trừ nấm có trong sản phẩm của mình và các đối thủ cạnh tranh...

Đồng thời họ cũng cảnh báo các cơ quan chức năng về tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu bệnh vẫn tiếp tục tái diễn tại Brazil - nơi Mỹ nhập khẩu lượng lớn nguyên liệu nước ép trái cam hàng năm.

Thông tin động trời

Tuyên bố này được ra ra ngay sau khi Cục an toàn Dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ đưa ra các thông tin chi tiêt về quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như thực hiện chiến dịch loại bỏ các tất cả cả sản phẩm nước ép trái cây có thành phần gây hại cho sức khỏe ra khỏi thị trường Mỹ.

Hôm thứ 5 vừa qua, hãng Coca- Cola cho biết họ cũng đã nhận được những thắc mắc phản hồi từ một bộ phận khách hàng trước thông tin sản phẩm nước ép cam của họ và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Mỹ có chứa thành phần chất giệt nấm được đưa ra trước đó.

Các nhà sản xuất nước ép trái cam Brazil cho biết chất diệt nấm carbendazim được tìm thấy trong một số thương hiệu Mỹ được sử dụng nhiều ở Brazil. Điều này càng làm tăng thêm lo ngại hầu hết các sản phẩm được nhập vào Mỹ đều có chứa chất này. Vào đầu tuần trước, ông Christian Lohbauer- chủ tịch hiệp hội các nhà xuất khẩu cam Brazil còn khẳng định, sản phẩm nước ép chắc chắn có chất carbendazim.

Carbendazim là chất bị cấm sử dụng trong quá trình nuôi trồng cam quýt tại Mỹ. Tuy nhiên, các nước khác thì cho phép một lượng nhất định có trong sản phẩm nhập khẩu.

Simply Orange Minute Maid của Coca- Cola và Tropicana của Pepsi là các dòng sản phẩm lớn của Mỹ mà hiện nay có sử dụng nguyên liệu nước cam ép từ Brazil. Việc phát hiện ra một hàm lượng nhỏ carbendazim trong sản phẩm cam ép tại Mỹ đã khiến các nhà chức trách liên bang Mỹ nhanh chóng thực hiện các biện pháp kiểm định chất lượng các sản phẩm được bán trong siêu thị và khiến giá cả sản phẩm trên thị trường bị xáo trộn.

Cục quản lý Dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) tuyên bố họ sẽ yêu cầu thực hiện việc thu hồi toàn bộ các sản phẩm có chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe với nồng độ 80/ 1 tỷ đơn vị ra khỏi thị trường.

Tháng 12 vừa qua, Coca- Cola đã báo cáo lên FDA về việc họ đã phát hiện ra chất giệt nấm có trong chính sản phẩm của họ và đối thủ cạnh tranh.

Hớt hải trấn an người tiêu dùng

Và cũng vào hôm thứ 5 vừa qua, Coke tái khẳng định các sản phẩm của họ là an toàn theo đánh giá của chính phủ Mỹ sau khi xem xét nồng độ chất giệt nấm rất thấp và không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Đại diện của hãng này cho biết, "khách hàng đã tỏ ra khá yên tâm khi chúng tôi thông báo các sản phẩm của Coca- Cola lấy nguyên liệu từ Brazil không có vấn đề về an toàn thực phẩm. Chúng tôi cũng sẽ hợp tác chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc những quy định của FDA."

Đại diện của hãng này đã trấn an người tiêu dùng khi cho biết thêm, phần lớn nguyên liệu sản xuất đều lấy từ nước cam ép Florida.

FDA chưa công bố tên những những công ty thông báo phát hiện ra chất giệt nấm trong sản phẩm. Nhưng họ yêu cầu các công ty trong đó có Pepsi nhanh chóng thông báo về kết quả kiểm tra của mình để trình lên cục trước buổi chiều ngày thứ Năm. Hiện hai công ty lớn Coke và Pepsi có thị phần chiếm đến 59% trên thị trường Mỹ.

Đại diện của Pepsi cho biết công ty đang trong quá trình kiểm tra cẩn thận toàn bộ kho nguyên liệu đang và và sẽ được nhập khẩu. Pepsi khẳng định Tropicana an toàn và " Pepsi luôn tuân theo những quy tắc an toàn thực phẩm của công ty cũng như hướng dẫn của FDA trong quá trình chế biến". Tuy nhiên họ cũng từ chối trả lời câu hỏi về việc họ có phát hiện ra chất giệt nấm có trong các sản phẩm như Tropicana và Dole hay không mặc dù các nhà sản xuất Brazil khẳng định tất cả các sản phẩm nước ép xuất khẩu sang Mỹ đều có chứa chất này.

Tropicana cho biết họ đang trong quá trình chuyển đổi, chỉ sử dụng nước cam ép Floorida trong sản phẩm Tropicana Pure Premium. Quá trình sẽ được hoàn tất vào cuối tháng này.

Khó khăn không dễ tháo gỡ

Nông dân trồng cam Brazil vẫn tiếp tục sử dụng thuốc carbendazim để chống sâu bọ. Điều này cho thấy một thực tế là trên thế giới vẫn chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào đối với việc sử dụng các chất bảo vệ thực vật. Trong khi đó các quốc gia châu Âu cũng đang tập trung vào thị trường nước ép cam Brazil- nhà xuất khẩu cam lớn nhất thế giới.

Châu Âu cho phép nhập khẩu nước ép có chứa nồng độ carbendazim không vượt qua 200/ 1 tỷ đơn vị. Thậm chí Nhật Bản và Canada cũng cho phép một nồng độ cao hơn. Trong thời gian gần đây, Brazil chuyển dần sang tiêu chuẩn của châu Âu sau khi sản lượng nhập khẩu sang Mỹ có xu hướng giảm.

Bộ Nông nghiệp Brazil cho biết lượng carbendazim có trong thực phẩm đều tuân thủ theo yêu cầu của tổ chức sức khỏe thế giới WHO và UN.

Những người dân trồng cam phải sử dụng carbendazim bởi nó có hiệu quả cao trong việc giệt trừ các loại bệnh nấm thường gặp ở cây trồng.

Việc phát hiện ra các thành phần hóa học còn dư lại trong nước ép trái cam khiển cho các nhà chức trách Hoa Kỳ và nhà điều hành các hãng lâm vào tình thế hết sức khó khăn.

Hiện tất cả các chuyến hàng nhập khẩu Brazil đều bị dừng tại cảng để phục vụ cho việc tiến hành các hoạt động kiểm tra. Ngoài ra rất có thể việc nhập khẩu các nguyên liệu nước ép trái cây từ Brazil cũng sẽ giảm mạnh.

Tuy nhiên "thực tế chúng ta vẫn rất cần nguồn nguyên liệu nước ép từ Brazil", ông Thomas Spree- giáo sư tại đại học Florida cho biết. Lượng cam Florida chỉ cung cấp ¾ lượng nước ép tại Mỹ. Phần còn lại dựa vào hoạt động xuất khẩu. Và một nửa trong số đó được nhập từ Brazil.

Nhiều người dân có thói quen sử dụng nước ép từ Coke hay Pepsi sau khi nghe thông tin đã ngừng sử dụng sản phẩm.

Thông tin trên tạo ra một hiệu ứng lớn và thực sự là một cú sốc lớn đối với thị trường Mỹ. Doanh thu các sản phẩm nước cam ép lao dốc. Các nhà bán lẻ lo lắng nhiều về tình hình kinh doanh, trong khi đó các nhà đầu tư cũng lo sợ rằng việc tăng cường kiểm tra của các cơ quan chức năng về tình hình nhiễm chất bảo vệ thực vật có thể sẽ khiến cho doanh thu sản phẩm tiếp tục giảm mạnh hơn nữa.

(VEF)

  • FamilyMart không từ bỏ thị trường Việt Nam
  • Các phó chủ tịch Coca-Cola lên tiếng về nghi án chuyển giá ở VN
  • Myanmar, “sàn đấu” mới của Coca-Cola và Pepsi
  • Bước chân Huawei tại Việt Nam
  • Hãng bia lớn nhất thế giới sắp vào Việt Nam
  • DN tiết kiệm nhờ Facebook, Twitter
  • Sắp phá sản, Kodak đâm đơn kiện Apple và HTC
  • Intel và “con bài chiến lược” ultrabook
  • Vui, khi a-lô không còn cửa!
  • D&G bị tẩy chay dữ dội vì cách hành xử 'thô lỗ' của bảo vệ
  • Microsoft sắp mua mảng smartphone của Nokia?
  • Bao cấp đầu vào sản xuất phân bón: "Béo" doanh nghiệp, thiệt nông dân
  • Thành, bại của Google trong năm 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao