Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Air Mekong khó đột phá mạnh

Trong giai đoạn đầu, Air Mekong sẽ chủ yếu gom khách cho các hãng lớn khác
Với quy mô đội bay khá khiêm tốn, “sếu đầu đỏ” Air Mekong khó có thể đột phá trên thị trường hàng không trong nước.
 
Mặc dù đã tiếp nhận 4 máy bay về Sân bay Tân Sơn Nhất vào giữa tháng 8, nhưng đến thời điểm này, Công ty cổ phần Hàng không Mê kông (Air Mekong) – hãng hàng không tư nhân thứ ba được cấp phép tại Việt Nam - vẫn chưa công bố bất kỳ thông tin cụ thể nào về giá vé, đường bay khai thác.

Trước đó, hai thông tin ít ỏi mà hãng hàng không có logo hình sếu đầu đỏ cách điệu này đưa ra là Air Mekong sẽ sử dụng máy bay Bombardier CRJ-900 do Canada sản xuất với 90 ghế ngồi, hai hạng dịch vụ và sử dụng cặp động cơ phản lực General Electric CF34-8C5 của Hãng GE. Đây là loại máy bay tầm trung có tốc độ bay khoảng 850 km/h, tầm bay hơn 2.800 km (với khối lượng 8,6 tấn), có thể khai thác đến hầu hết các sân bay của Việt Nam. Các đường bay mà Air Mekong đăng ký là: Hà Nội - Phú Quốc, TP.HCM - Phú Quốc, Hà Nội - Đà Nẵng – TP.HCM, Nha Trang, Đà Lạt, TP.HCM - Côn Đảo, Ban Mê Thuột, Hải Phòng, Vinh.

“Chúng tôi phải chờ Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt chứng chỉ nhà khai thác (Aircaft Operator Certificate - AOC) mới có thể chính thức công bố các hoạt động khai thác thương mại, bao gồm đường bay và giá vé”, ông Trương Thành Vũ, Giám đốc Dịch vụ và Thương mại của Air Mekong cho biết.

Về vấn đề này, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, về cơ bản, Air Mekong đã hội đủ những yếu tố để được cấp AOC. Nếu không có gì thay đổi, chứng chỉ quan trọng này sẽ được trao cho nhà khai khác vào đầu tháng 9 tới.

Trước đó, ngày 5/10/2008, Cục Hàng không Việt Nam đã hoàn tất việc thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Công ty cổ phần Hàng không Mekong (Mekong Aviation Joint Stock Company). Như vậy, trái với dự đoán của nhiều người, Air Mekong, chứ không phải VietJet Air, mới là hãng hàng không tư nhân thứ hai gia nhập thị trường trong năm 2010.

Theo các chuyên gia, mặc dù trong danh mục đường bay đăng ký có cả tuyến Hà Nội – TP.HCM và ngược lại, nhưng với bài học thất bại của Indochina Airlines, Air Mekong chắc chẵn sẽ không dại lao vào việc giành thị phần từ đường bay vàng với Vietnam Airlines - hãng hàng không hiện nắm tới 80% thị phần hàng không nội địa và sở hữu đội bay lên tới 70 chiếc. Ngoài việc đội tàu bay Bombardier CRJ-900 khó có thể sánh với các tàu bay cỡ lớn như Boeing 777 hay Airbus 321 về độ tiện nghi, ngay cả giá vé, chất lượng dịch vụ là những yếu tố Air Mekong cũng chưa thể đọ được với Vietnam Airlines.

Bên cạnh đó, sau những “lùm xùm” của Indochina Airlines, bất kỳ hãng hàng không tư nhân nào gia nhập thị trường vào thời điểm này cũng sẽ bị người tiêu dùng ít nhiều cảnh giác.

Ông Vũ cho biết, trong giai đoạn đầu, Air Mekong sẽ chủ yếu gom khách cho các hãng lớn khác. Như vậy, có thể dự đoán rằng, những đường bay chính của Air Mekong sẽ chỉ là các trục bay từ TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng đến Phú Quốc, Đà Lạt – những đường bay mà Vietnam Airlines đang bị quá tải.

Cũng phải nói thêm rằng, lợi thế lớn nhất của Air Mekong mà ít người biết tới là vận chuyển hàng không chỉ là mảng kinh doanh nằm trong chuỗi sản xuất. Có thể trong tương lai, những khách nghỉ dưỡng tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng (nằm rải rác trong cả nước, đặc biệt là Phú Quốc) của tập đoàn mẹ - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển sản xuất Hạ Long - sẽ chỉ dùng máy bay của hãng này.

Tuy nhiên, với việc tránh đối đầu với các hãng hàng không lớn, lượng ghế bay cung cấp ra thị trường hạn chế khoảng vài trăm ngàn ghế/năm so với dung lượng thị trường hiện lên đến 15 triệu lượt khách/năm, Air Mekong khó tạo nên một cú hích đáng kể cho hoạt động hàng không trong nước.

(Theo Anh Minh // Báo đầu tư)

  • Vinashin có tổng giám đốc mới
  • Google ra mắt trang tìm kiếm cập nhật thời gian
  • 1.500 tỷ đồng đầu tư Nhà máy bia Sài Gòn - Vĩnh Long
  • Habeco: Vững bước hội nhập
  • Cơ chế quản lý thuế riêng với doanh nghiệp lớn
  • Bất cập trong hình thành và vận hành mô hình Tập đoàn
  • Zamil Steel Việt Nam cung cấp 56.000m2 nhà thép cho Texhong Việt Nam
  • “Cởi trói” cho doanh nghiệp tự in hóa đơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao