Hai tập đoàn khai mỏ lớn nhất thế giới là BHP Billiton và Rio Tinto vừa qua đã ký kết một thỏa thuận sáp nhập hoạt động khai thác quặng của hai công ty có trụ sở tại bang Tây Úc (Australia). Đây là bước đầu tiên hướng tới việc sáp nhập của hai đại gia dầu mỏ nói trên.
Đây chỉ là liên doanh trên cơ sở hợp nhất (trên giấy tờ, sổ sách) toàn bộ các cơ sở khai thác quặng sắt của cả BHP Billiton lẫn Rio Tinto ở riêng khu vực bang Tây Australia. Còn trên thực tế, các cơ sở vẫn hoạt động một cách tương đối độc lập, song dùng chung các cơ sở hạ tầng như đường sắt, cảng biển, nhất là ở khu vực Pilbara giàu khoáng sản. Theo thoả thuận, BHP và Rio Tinto mỗi bên sở hữu 50% cổ phần của liên doanh.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp khai thác quặng toàn cầu của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nỗ lực thuyết phục Liên minh châu Âu phủ quyết thương vụ này. Trước đó, Trung Quốc cũng cho biết, việc sáp nhập hai hãng quặng BHP và Rio Tinto sẽ đứng trước các cuộc điều tra về luật chống độc quyền tại Trung Quốc.
Tờ “Nhật Báo Phố Wall” của Mỹ đưa tin, là hai nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất nhì thế giới, Rio Tinto và BHP đã đạt được thỏa thuận sơ bộ từ hồi tháng 6 năm nay, BHP sẽ chi trả 5,8 tỷ USD cho Rio Tinto để đổi lấy 50% cổ phần của công ty liên doanh khai thác quặng sắt tại miền tây Australia. Nếu hai bên vẫn không thể đạt được thỏa thuận mang tính ràng buộc của tháng 6, hợp đồng sơ bộ của hai bên sẽ bị dừng lại. Ngày 5/12 vừa qua chính là ngày cuối cùng của thời hạn này.
Tuyên bố chung về việc liên doanh của hai hãng quặng cho thấy, hai bên đã ký kết một hợp đồng có tính ràng buộc, đã đệ trình văn bản sáp nhập công ty lên Ủy ban châu Âu EC và Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Úc, tìm cách để thỏa thuận được phê chuẩn thông qua. Báo “ Sydney buổi sáng” hôm 6/12 cho biết, hai hãng quặng sẽ sáp nhập toàn bộ các hoạt động như khai thác, vận tải đường sắt và bến cảng. Việc này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí.
Tuy nhiên, cơ quan chống độc quyền của EU có thể sẽ trở thành vật cản trở khó vượt qua nhất trên con đường sáp nhập của hai hãng quặng BHP và Rio Tinto. Trụ sở của Rio Tinto đặt tại London, tập đoàn này cần phải chấp nhận chịu sự giám sát của EU. Các nhà máy quặng sắt của châu Âu vào tháng trước đã khiếu nại với EU rằng, hiện nay, giá quặng sắt trên thị trường không ngừng tăng cao, nguyên nhân chính là ba hãng quặng lớn bao gồm cả BHP và Rio Tinto trong đó đang đưa một mức giá cao độc quyền.
Việc hai hãng sáp nhập cũng sẽ tác động mạnh mẽ tới ngành khai thác quặng, các nhà khai khoáng của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều lên tiếng phản đối. Phát ngôn viên thông tin của Bộ Thương Mại Trung Quốc Diêu Kiên hồi tháng 6 cho biết, nếu phù hợp với điều kiện nhất định, hồ sơ sáp nhập của BHP và Rio Tinto sẽ phù hợp với luật chống độc quyền của Trung Quốc
(Theo Thu Hà // Vitinfo // CE)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com