Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (hiện đã có phiên bản 2008), dưới đây gọi tắt là ISO.
Hầu hết doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO đều tìm mọi cách để truyền thông rất mạnh là họ đã có giấy chứng nhận này. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn cố tình nhấn mạnh là sản phẩm của họ “đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO...” để tạo ấn tượng với người tiêu dùng.
Điều ít người biết là giấy chứng nhận ISO không cấp cho sản phẩm cụ thể nào mà cấp cho doanh nghiệp (hoặc một bộ phận của doanh nghiệp) có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 (hoặc ISO 9001: 2008).
Và lẽ đương nhiên, cùng là doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO, nhưng sản phẩm của doanh nghiệp nào được sản xuất theo dây chuyền công nghệ của Mỹ, Nhật Bản, hoặc châu Âu hẳn sẽ có chất lượng khác với sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền của Trung Quốc.
Hãy khoan phân tích khía cạnh đạo đức kinh doanh trong việc cố tình truyền thông nhập nhằng giữa hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO với “chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO...”, vấn đề đáng quan tâm hơn là khá nhiều doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO lại hay than phiền là họ không thấy hiệu quả, thậm chí còn cảm thấy phiền khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này.
Vì sao một hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, được dày công nghiên cứu, soạn thảo và khuyến khích áp dụng lại không đáp ứng được mong đợi của nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chất lượng sản phẩm Việt Nam luôn là vấn đề đau đầu của cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng?
Có rất nhiều nguyên nhân được các chuyên gia phân tích và mổ xẻ; tuy vậy, theo quan điểm của người viết, có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu như sau:
Trước hết, nhiều doanh nghiệp xem ISO là mục tiêu. Không ít doanh nghiệp đã tìm mọi cách, kể cả cách thức thông qua quan hệ, để lấy bằng được giấy chứng nhận ISO và xem như đã hoàn thành nhiệm vụ. Họ xem ISO như giấy thông hành để vượt qua đòi hỏi bắt buộc của một số đối tác nước ngoài, một loại bằng cấp để khoe khoang và lòe khách hàng hơn là một sự khẳng định quyết tâm duy trì và theo đuổi mục tiêu chất lượng để đáp ứng các yêu cầu của tờ giấy chứng nhận này.
Khi đã có được trong tay tờ giấy chứng nhận ISO do một tổ chức đánh giá nào đó, dù là có uy tín hay không, một số doanh nghiệp lập tức cho đóng khung, đem treo ở nơi trang trọng nhất trong trụ sở làm việc, kèm theo đó là sự lơ là, thậm chỉ “xếp xó” tất cả những quy trình, quy định, hướng dẫn công việc... đã được soạn thảo để quay lại với thói quen làm việc cũ.
Thứ hai, một số chuyên gia tư vấn ISO chưa thật sự hiểu hết về ISO. Họ tư vấn cho doanh nghiệp soạn thảo những tài liệu dông dài, phức tạp, thừa chữ nghĩa, thiếu nội dung; viết những quy trình chỉ có giá trị trong lý thuyết. Điều cần biết là, khi ISO yêu cầu phải có một tài liệu nào đó thì chính ISO lại không yêu cầu phải đánh giá tính hợp lý, đúng đắn, hay hiệu năng của tài liệu đó. Ví dụ, khi ISO yêu cầu phải có một thủ tục dạng văn bản để kiểm soát tài liệu thì ISO lại không yêu cầu phải đánh giá thủ tục đó được viết ngắn hay dài, phức tạp hay đơn giản, khó hay dễ hiểu; và việc thực hiện thủ tục này có gây khó khăn, phiền toái gì cho những người thực hiện hay không.
Vì vậy, chính người soạn thảo thủ tục phải rất am hiểu công việc và đặc thù doanh nghiệp mình, phải có kỹ năng viết lách, trình bày logic để phục vụ cho công việc thực tế, nhằm nâng cao hiệu suất làm việc, chứ không phải là để cho có theo yêu cầu “phải có” của ISO.
Yêu cầu “phải có” là yêu cầu của ISO, nhưng yêu cầu “phải đúng đắn, hợp lý và hiệu quả” lại là yêu cầu của chính doanh nghiệp. Không ít tài liệu ISO được soạn thảo chỉ để đáp ứng yêu cầu “phải có”, chứ không phải để làm tăng hiệu suất và hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp. Đã có chủ doanh nghiệp than phiền, từ ngày có ISO, do bị các tài liệu được viết rườm rà “làm khó”, nên hoạt động của doanh nghiệp bị bó buộc, thiếu linh hoạt, thậm chí rối rắm, phức tạp hơn là lúc chưa có ISO!
Thứ ba, cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp không quan tâm đúng mức đến ISO. Một trong những thống kê gây kết quả hết sức bất ngờ là nhiều lỗi vi phạm ISO bị “thổi còi” lại do chính lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp mắc phải. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tự tay ký ban hành các quy chế, quy định, quy trình... để rồi chính mình lại là người phá rào vi phạm các quy chế, quy trình đó.
Như một hệ quả, một khi lãnh đạo đã không nghiêm, nhân viên cũng không việc gì phải gò mình trong khuôn khổ. Và ISO bỗng chốc trở thành một thứ trang sức để “đối ngoại” hơn là một giải pháp “đối nội” nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của tổ chức.
Cuối cùng, nhưng không kém quan trọng là nhiều doanh nghiệp hiểu chưa đúng về ISO nên đặt kỳ vọng quá nhiều vào ISO để rồi thất vọng. ISO không phải là cây đũa thần để có thể giải quyết mọi vấn đề về sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động quản lý, điều hành nói chung trong doanh nghiệp.
ISO chỉ đưa ra những yêu cầu chung (đồng thời là hướng dẫn chung) đối với một hệ thống quản lý chất lượng để giúp doanh nghiệp đạt được khả năng cung cấp các sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và các yêu cầu của pháp luật (bao gồm các quy định dưới luật); chứ không phải là một giải pháp toàn diện bao trùm lên toàn bộ những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp như tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, định hướng chiến lược, các chiến lược công ty, chiến lược kinh doanh, cấu trúc tổ chức, các nguyên tắc quản lý, điều hành, và các vấn đề khác về con người, môi trường, văn hóa doanh nghiệp...
Ngay cả khi các sản phẩm làm ra đạt được sự ổn định về chất lượng rất cao thì cũng không có gì đảm bảo rằng sản phẩm đó sẽ được tiêu thụ tốt nếu doanh nghiệp không có những hoạt động hỗ trợ hiệu quả về xây dựng thương hiệu, tiếp thị, bán hàng, hậu mãi... Doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO không có nghĩa là doanh nghiệp đã có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một hệ thống quản lý doanh nghiệp toàn diện.
Một hệ thống quản lý doanh nghiệp (corporate management system) toàn diện khác rất nhiều so với một hệ thống quản lý chất lượng (quality management system). Bên cạnh vấn đề về chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp còn biết bao vấn đề khác phải quan tâm như chiến lược phát triển, thương hiệu, kinh doanh, nhân sự, tài chính, hậu cần... Một mình ISO không thể giúp doanh nghiệp “đổi đời” - từ chỗ nặng nề, chậm chạp, rối rắm, mất phương hướng... bỗng chốc trở thành vận hành trơn tru, hiệu quả được.
Rất cần những diễn đàn sâu rộng để đánh giá lại tác dụng thực sự của việc xây dựng và áp dụng ISO vào trong doanh nghiệp Việt Nam theo “cung cách” hiện nay, tương tự như các diễn đàn về văn hóa doanh nghiệp hay xây dựng thương hiệu. Một khi giải pháp đã không đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, thì phải đánh giá lại về cách sử dụng giải pháp, hoặc chính đơn vị cung cấp giải pháp đó.
Tập đoàn Besra tuyên bố đóng cửa 2 nhà máy sản xuất quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay sau khi bị Cục Thuế Quảng Nam phong tỏa tài khoản ngân hàng do vướng mắc trong nộp thuế.
Trong báo cáo gửi lên người đứng đầu Chính phủ, Vinalines tiếp tục bảo lưu quan điểm phán quyết của trọng tài là "không đúng pháp luật, vi phạm nghiêm trọng thủ tục trọng tài, trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam".
Hãng xe lớn thứ 3 thế giới Volkswagen AG của Đức đang tiến hành các bước đi cuối cùng để mua 20% cổ phần của Suzuki Motor (Nhật Bản) nhằm tiếp cận các công nghệ sản xuất xe cỡ nhỏ của hãng này.
Cisco vừa loan báo về kế hoạch mua lại hãng thiết bị video hội nghị Tandberg ASA của Na-Uy với giá 3,4 tỉ USD. Hiện tại, đã có 90% cổ đông của Tandberg ASA đồng ý với đề nghị này, và dự kiến thương vụ mua bán sẽ hoàn tất trong nay mai.
Công ty Colgate Palmolive đã chính thức khánh thành nhà máy chuyên sản xuất bàn chải đánh răng hiện đại, tại KCN Mỹ Phước III, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Ngày 25 -11, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tổ chức hội thảo “Xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp và đô thị của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam”.
Volkswagen, nhà sản xuất ô tô Đức, vừa tuyên bố hôm thứ Hai (7/12) rằng đã thâu tóm xong 49,9% cổ phần của Porshce, nhà sản xuất ô tô thể thao hạng sang, với giá 3,9 tỉ Euro tương đương 5,8 tỉ USD.
Tập đoàn khí đốt hàng đầu của Nga Gazprom có thể mất tới 1,3 tỷ USD trong năm 2009 do nhu cầu nhập khẩu khí đốt của Ukraine từ Nga sụt giảm, Gazprom cho biết hôm 7/12.
Trong lúc các mạng GSM đang chuẩn bị cho ra đời các dịch vụ theo chuẩn 3G S-Fone với việc nâng cấp thành công hệ thống của mình lên chuẩn EVDO từ 3 năm về trước cũng tận dụng thế mạnh đó tiếp tục “so tài” với các nhà mạng khác.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Công ty Thụy Tường đã từng nổi tiếng, mấy năm nay tự dưng tụt dốc, làm ăn thua lỗ, lòng người rã rời, ly tán. Liên tiếp thay ba giám đốc, thua lỗ vẫn hoàn thua lỗ, không thể chặn được xu thế thất bại trên thương trường!
Thường xuyên nằm trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán nhưng năm nay, ông chủ Tôn Hoa Sen đã rớt xuống Top 20 khi tài khoản “bốc hơi” gần 1.000 tỷ đồng.
Sẽ ít người tin một miếng rèm cửa cũ và một cái áo sơ-mi đã qua sử dụng nhiều lần lại giúp một cô sinh viên chuyên ngành thời trang của Học viện nghệ thuật San Francisco giành giải cao nhất trong một cuộc thi thiết kế thời trang tại Mỹ. Bộ váy làm từ rèm cửa và sơ-mi sau đó đã được trưng bày ở Viện Bảo tàng DeYoung ở San Francisco. Đó là nhà thiết kế trẻ Trần Phương My.
“Vào lúc nhiều người dường như muốn buông tay thì chúng tôi lặng lẽ đầu tư, chuẩn bị nhiều mặt để gia tăng sức cạnh tranh trong thời gian tới”.
“Có lẽ thế hệ sau sẽ không biết nhiều về Mai Kiều Liên nhưng họ sẽ biết về Vinamilk. Bởi Vinamilk sẽ luôn phát triển cùng VN, vì người VN và góp phần làm rạng danh VN” - đó là những chia sẻ của người phụ nữ hai lần được tờ tạp chí uy tín hàng đầu thế giới...
Vingroup, Eximbank, Vinamilk, Nam Long...quả là những đại gia có thể kiếm tiền trong mọi lúc mà không gặp nhiều khó khăn. Dường như họ đã “thửa” cho mình một cỗ máy kiếm tiền hoạt động hữu hiệu trong mọi tình huống.
Các nhà tư vấn chuyên nghiệp vẫn được ví như "túi khôn" của doanh nghiệp. Ông Nguyễn Minh Triết, CEO Công ty Tư vấn chiến lược Strategy Asia, chia sẻ với Doanh Nhân xung quanh việc khi nào thì doanh nghiệp nên sử dụng "túi khôn" này.
Sở hữu 21 khách sạn Mường Thanh từ 2 – 5 sao trên cả nước, nhưng đại gia “điếu cày” Lê Thanh Thản vẫn chỉ tâm niệm “Khách sạn là nghề tay trái để tạo công ăn việc làm cho xã hội, còn nghĩ đến lời lãi ngay thì không ai đi đầu tư khách sạn”.
Thành danh với những chiến lược marketing đột phá trong thị trường nước giải khát của Pepsico, nhưng cuộc đời ông lại mang nhiều duyên nợ với thị trường sữa. Mỗi cuộc dời đổi của ông và đội ngũ đều để lại những thành quả đáng kể và cả điều tiếng.