Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Các DN Việt Nam có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ của Tân Cảng Logistics.”

Công ty Đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng (Tân Cảng Logistics) đã chính thức niêm yết trên TTCKVN, mã chứng khoán là TCL. Với số vốn điều lệ là 170 tỷ đồng, Tân Cảng Logistics hoạt động trong các lĩnh vực: dịch vụ logistics, xếp dỡ hàng hoá, vận tải đường bộ đường thủy.

Niêm yết trên HoSE, TCL kỳ vọng sẽ tăng khả năng huy động vốn và khẳng định thương hiệu. Trong tháng 1/2010 tới đây, Tân Cảng Logistics sẽ chia cổ tức với tỷ lệ 25% vốn điều lệ năm 2009. Nhân sự kiện này, ông Nguyễn Văn Uấn – Chủ tịch HĐQT, GĐ Công ty Tân Cảng Logistics - đã trao đổi với phóng viên :

Ông có thể cho biết những lợi thế và thách thức trong hoạt động của Tân Cảng Logistics ở thời điểm này?

Nguyễn Văn Uấn: Tân Cảng Logistics là một trong những công ty đầu tiên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, thực hiện việc xếp dỡ vận tải và dịch vụ hậu cần cho cảng Cát Lái. Từ ngày thành lập đến nay, chúng tôi đã thực hiện các nhiệm vụ này rất tốt. Hiện nay, chúng tôi đang phát triển thêm các dịch vụ mới như dịch vụ trọn gói, khai báo hải quan. Tân Cảng Logistics có nhiều lợi thế kế thừa từ công ty mẹ - Tân Cảng Sài Gòn vì Tân Cảng Sài Gòn là nhà khai thác cảng số 1 của Việt Nam, sản lượng thông quan hàng năm khoảng 2,4 triệu TEUs (đơn vị tương đương container 20 feet), chiếm trên 80% thị phần của khu vực phía Nam và trên 50% của cả nước. Những khó khăn của ngành logistics nói chung và công ty chúng tôi nói riêng đó là sản lượng hàng hóa thông quan rất cao trong khi hạ tầng giao thông và tình trạng kẹt xe chưa thể sớm giải quyết cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ vận tải và logistcs.

Việc niêm yết trên sàn Tp.HCM sẽ tác động thế nào đối với hoạt động của công ty? Và trong năm 2010, Tân Cảng Logistisc sẽ ưu tiên phát triển mảng hoạt động nào?

Trước khi quyết định lên sàn, chúng tôi cũng nhận định rằng, bước vào thị trường chứng khoán là một thách thức rất lớn đối với một doanh nghiệp quân đội. Nhưng chúng tôi cũng cho rằng, lên sàn là một cơ hội để doanh nghiệp tự khẳng định mình, quảng bá thương hiệu, minh bạch trong kinh doanh và xử lý thông tin, chuẩn hóa các hoạt động quản lý.

Trong năm 2010, Tân Cảng Logistics sẽ tập trung vào một số dịch vụ có thế mạnh như tải và xếp dỡ truyền thống, đồng thời chú trọng hơn đến quan hệ với các đối tác nước ngoài, các nhà đầu tư để mở rộng quy mô doanh nghiệp. Trước tiên, chúng tôi sẽ phát triển các tuyến vận tải đi miền Tây Nam Bộ, Campuchia, khu vực miền Trung.

Ông có thể khái quát về các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam?  Và Công ty Tân Cảng Logistics sẽ có những chiến lược gì để đóng góp  vào sự phát triển chung của ngành?

Hiện tại, ngành logistics ở Việt Nam có khoảng trên 2.000 công ty với tốc độ phát triển rất nhanh. Nhưng quy mô hoạt động của đa số công ty là nhỏ lẻ, chủ yếu đóng vai trò vệ tinh cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, vì quy mô nhỏ lẻ nên có hiện tượng  cạnh tranh cũng không lành mạnh, nhất là cạnh tranh về giá - thi nhau giảm giá nhưng thực tế lại không chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, đến 2012, chúng ta cam kết phải mở cửa 100% cho các công ty nước ngoài khai thác dịch vụ này. Đây là một thách thức rất lớn. Vì hiện tại, trên thế giới có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistiscs chuyên nghiệp và có uy tín trên thế giới như: MBK, DHL… Tuy nhiên, tôi cũng thấy rằng đây cũng là một thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam để học hỏi tính chuyên nghiệp của các công ty nước ngoài.

Đối với Tân Cảng Logistics, chúng tôi sẽ đầu tư về con người bằng việc gửi nhân viên và cán bộ đi đào tạo chuyên môn, đẩy mạnh những dịch vụ trọn gói cho khách hàng – đây cũng là thế mạnh của chúng tôi. Nâng  cao chất lượng dịch vụ là giải pháp then chốt để có thể cạnh tranh trên thị trường. Dịch vụ trọn bao gồm giao nhận và vận chuyển hàng đi nước ngoài để các doanh nghiệp Việt Nam có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ của Tân Cảng Logistics.

Xin cảm ơn ông!

(Stocknews)

  • Petrovietnam mở rộng đầu tư tại châu Phi
  • Panasonic “thâu tóm” Sanyo
  • Dell Studio đầu tiên tại Việt Nam
  • Thép luyện từ... phôi
  • IDC: Thị trường PC đang hồi phục rất nhanh
  • GM câu sếp của Microsoft
  • TeliaSonera cung cấp dịch vụ 4G đầu tiên trên thế giới
  • MobiFone gia nhập cuộc chơi 3G
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao