Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số PCI: Công cụ giám sát của doanh nghiệp

VCCItiếp tục phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức tọa đàm chia sẻ  kinh nghiệm trong việc cải thiện môi trường kinh doanh giữa các tỉnh, thành phố ở Việt Nam - tinkinhte.com
VCCItiếp tục phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm trong việc cải thiện môi trường kinh doanh giữa các tỉnh, thành phố ở Việt Nam

Điều tra về môi trường kinh doanh lớn nhất của cả nước trong PCI sẽ giúp xác định các lĩnh vực cần cải thiện nhằm xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, đơn giản hóa các thủ tục và đóng vai trò như một công cụ giám sát hiệu quả thực hiện.

Chỉ số PCI năm 2009, đánh dấu năm thứ 5 xây dựng và công bố báo cáo, cũng là một mốc đặc biệt quan trọng. Do tình trạng suy thoái toàn cầu, tâm lý lạc quan của DN đã giảm so với những năm trước. Chỉ 65% DN tư nhân tại VN dự định mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong hai năm tới, so với 78% năm 2008 và 77% năm 2007. Các DN nhỏ chịu tác động nặng nề hơn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với 47% DN cho biết có ý định mở rộng kinh doanh.

Cung cấp thông tin cho chính quyền

Trong những năm qua, kết quả chỉ số PCI đã được lãnh đạo chính quyền địa phương trên 40 tỉnh, thành phố trực tiếp sử dụng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong môi trường kinh doanh của tỉnh mình, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương tốt hơn, giám sát việc thực hiện công tác quản lý điều hành của bộ máy hành chính, từ đó đưa ra chính sách phù hợp nhằm cải thiện chất lượng điều hành kinh tế. Việc duy trì thứ hạng dẫn đầu của các địa phương như Bình Dương, Đà Nẵng hay đi tiên phong về sự năng động sáng tạo, cải thiện tính minh bạch và giảm chi phí không chính thức như Bình Dương, Lào Cai và Bến Tre trong suốt 5 năm điều tra PCI càng nhấn mạnh vai trò tiên phong và năng động của lãnh đạo tỉnh trong cam kết cải thiện chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh. Thực tiễn những năm qua cũng cho thấy chất lượng điều hành cấp tỉnh ngày càng tác động lớn đến quyết định đầu tư của DN.

Điều tra PCI 2009 cũng cung cấp các thông tin quan trọng về tác động của những sáng kiến cải cách ở cấp Trung ương và địa phương, trong đó có Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước (Đề án 30) do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo là nỗ lực cải cách thể chế mang tính đột phá tại VN. Điều tra PCI 2009 cũng cho thấy khoảng 42% DN trên cả nước biết đến Đề án 30, hứa hẹn sức lan tỏa của việc sử dụng rộng rãi Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính đầu tiên được thiết lập, cho phép tra cứu trực tuyến dễ dàng và thuận tiện tới hơn 5.700 thủ tục và 9.500 văn bản pháp luật. Chỉ số PCI cũng góp phần hỗ trợ quá trình phân cấp quản lý hiện nay bằng việc cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách những thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách từ cấp trung ương xuống cấp địa phương, qua đó giúp chính quyền tỉnh nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện, và cung ứng các dịch vụ công tốt hơn. Chẳng hạn như nhiều tỉnh đã cải thiện tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin và văn bản pháp luật nhằm tuân thủ các cam kết của VN khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ. Tuy nhiên phản hồi năm nay của các DN cho thấy mức độ tiếp cận với các tài liệu kế hoạch như kế hoạch ngân sách của tỉnh, kế hoạch kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và các bản đồ quy hoạch, sử dụng đất đã giảm và quay trở về mức của năm 2006. Đây là một kết quả đáng lo ngại đòi hỏi sự lưu tâm kịp thời của các nhà hoạch định chính sách.

Trong bối cảnh đó, vai trò điều hành kinh tế của chính quyền trở nên đặc biệt quan trọng đối với những quyết định của DN. DN bày tỏ quan ngại về các triển vọng trong tương lai vì rất khó dự đoán các sự kiện kinh tế khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách trong nước và thậm chí cả những quyết định chính sách được đưa ra. Trong bối cảnh này việc đảm bảo các chính sách và quy định, minh bạch và công bằng là hết sức cần thiết, giúp DN dự báo chính xác hơn về triển vọng kinh doanh trong tương lai. Chỉ số PCI 2009 hi vọng là một công cụ định hướng tốt giúp các chính quyền địa phương khắc phục điểm yếu, và cộng đồng DN vượt qua những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.

Chất lượng điều hành và kết quả kinh tế: mối quan hệ tương hỗ

Thông qua chất lượng điều hành có liên hệ chặt chẽ tới quy mô số DN, kết quả hoạt động của DN, và tăng trưởng kinh tế chung của địa phương. Để chứng minh nhận định này, nhóm nghiên cứu đã có nhiều phân tích các nhân tố cơ sở hạ tầng, các yếu tố cơ cấu và hiệu ứng khu vực. Và kết luận của PCI đã chỉ ra rằng các tỉnh có chất lượng điều hành tốt hơn cũng thành công hơn về phát triển DN dân doanh và thịnh vượng hơn về kinh tế. Đơn cử như tỉnh Long An, lãnh đạo tỉnh cho biết, ngay từ đầu năm 2009, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến nền kinh tế thì Tỉnh ủy Long An đã thành lập Tổ công tác đặc biệt nhằm giúp đỡ các DN vượt qua sự tác động của khủng hoảng kinh tế. Tổ đã cử các đoàn đi khảo sát, nắm tình hình sản xuất kinh doanh của các DN, đặc biệt là các DN sản xuất hàng hóa xuất khẩu như: dệt, may,  gạo, hàng thủ công mỹ nghệ... nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tìm biện pháp hỗ trợ DN, giúp DN ổn định sản xuất kinh doanh.

Hai chỉ số thành phần quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế tư nhân là tính minh bạch và chất lượng lao động. Hai chỉ số thành phần này chiếm trọng số cao nhất - 20% trong chỉ số PCI năm nay. Có nhiều lý do để minh bạch trong cung cấp thông tin kinh doanh tác động lớn tới thành công của DN. Khi được tiếp cận đầy đủ với thông tin về những thay đổi chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, các DN sẽ dự báo tốt hơn về triển vọng đầu tư của họ trong tương lai.

DN cũng sẽ mạnh dạn đầu tư hơn nếu thấy yên tâm về triển vọng kinh doanh dài hạn. Và ngược lại, khi DN lo lắng về những thay đổi bất ngờ trong quy định, cơ sở hạ tầng, hay đất đai, DN sẽ do dự trước các dự án quy mô lớn, và chỉ đầu tư cầm chừng để thăm dò thị trường. Phân tích của nhóm nghiên cứu đã khẳng định, một điểm cải thiện trong chỉ số tính minh bạch sẽ giúp tăng 13% số DN trên 1.000 dân, 17% đầu tư trên đầu người, và tăng lợi nhuận trên mỗi DN ở mức 62 triệu đồng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, DN hiện gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao công nghệ và mở rộng hoạt động do thiếu nhân sự có đủ năng lực. Theo đó, một điểm cải thiện trong chỉ số thành phần về chất lượng đào tạo lao động ước tính sẽ giúp tăng 30% số DN trên 1000 dân, 47% đầu tư trên đầu người, và tăng lợi nhuận trên mỗi DN lên khoảng 58 triệu đồng dù con số này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy, bên cạnh sáng kiến của địa phương, đòi hỏi cần có nỗ lực cải cách chính sách tầm quốc gia.

Tuy nhiên, nói như Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng, có những vấn đề mà chính quyền cũng khó có thể giải quyết được - ngoài những thiết chế pháp lý, đó chính là việc đào tạo lao động. Giữa nhu cầu của DN và khả năng đáp ứng của hệ thống các trường nghề vẫn còn những khoảng cách nhất định. Những điều này cũng cần những cải cách cụ thể từ chính quyền Trung ương.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao