Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyện thoái vốn còn 20% tại MobiFone, VinaPhone: Biết đến bao giờ!

VNPT chỉ còn hơn một tháng nữa để lựa chọn phương án sáp nhập hai nhà mạng hoặc sẽ cổ phần hóa một trong hai mạng

Theo Nghị định số 25/2011/NĐ-CP, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) sẽ không được quyền sở hữu quá 20% vốn đồng thời tại hai mạng di động MobiFone và VinaPhone. Thế nhưng VNPT có chịu “nhả” một trong 2 “con gà đẻ trứng vàng” này hay không vẫn còn là một dấu hỏi. 

Vào thời điểm hiện tại, MobiFone và VinaPhone vẫn là “nồi cơm chính” về lợi nhuận của VNPT. Trong đó, riêng MobiFone chiếm 50% lợi nhuận của cả tập đoàn. Chính vì thế, việc thoái vốn tới 80% tại MobiFone cũng đồng nghĩa với việc VNPT phải chia tay với “cần câu cơm” chủ yếu của mình.

Tuy nhiên, phương án thoái vốn tại VinaPhone cũng lại rất khó thực hiện hoặc nếu làm được thì phải mất thời gian rất lâu. Hiện tại, VinaPhone đang hạch toán phụ thuộc và chỉ có thể tính doanh thu chứ không thể đo đếm lợi nhuận. Chính vì thế, trước khi bàn tới việc thoái vốn, VinaPhone phải trở thành một Cty hạch toán độc lập.

Tiếp đó, hãng di động này còn phải trình đề án cổ phần hóa (CPH), bán cổ phần cho đối tác chiến lược, chọn tư vấn nước ngoài... Tất cả các quá trình này khiến cho việc thoái vốn 80% của VinaPhone (theo Nghị định 25) đòi hỏi một phép mầu mới có thể thực hiện được nhanh hoặc đơn giản là một biện pháp trì hoãn không muốn thực hiện.

Trước đó, MobiFone đã khởi động tiến trình CPH được 4 năm mà vẫn chưa xong dù trước đó đã là một DN hạch toán độc lập và hoàn tất mọi thủ tục chuẩn bị cần thiết. Hãng di động này đã được Chính phủ phê duyệt đề án CPH, chọn tư vấn nước ngoài, định giá DN và có kế hoạch hoàn chỉnh về phát hành lần đầu...

Cho đến nay, VNPT vẫn chưa phát đi bất cứ thông tin nào chính thức về việc thoái vốn tại MobiFone và VinaPhone. Tuy nhiên, những người am hiểu về vấn đề này đều biết rằng, nếu VNPT thực hiện nghiêm túc quy định mới thì MobiFone là sự lựa chọn đương nhiên.

Nếu muốn tránh việc thoái vốn để giữ lại “cần câu cơm” cho mình, VNPT có thể lựa chọn một phương án táo bạo hơn là sáp nhập MobiFone, VinaPhone thành một mạng di động. Thế nhưng, cũng giống như việc thoái vốn tại VinaPhone, sáp nhập hai mạng di động cũng chỉ là một cách tránh né việc thoái vốn và giữ lại các lợi ích cục bộ cho VNPT chứ không phải là phương án khả thi thực tế. Bởi để có thể sáp nhập, trước hết VNPT cần phải dừng kế hoạch cổ phần hóa MobiFone mà theo như khẳng định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp là phải thực hiện trong năm 2011.

Một lãnh đạo cấp cao của VNPT cũng cho biết: “Nếu sáp nhập MobiFone và VinaPhone thì cần một khoảng thời gian rất dài với nhiều thủ tục vô cùng phức tạp. Nếu kế hoạch này có thể thực hiện thì về phía lợi ích của VNPT sẽ tốt bởi giữ lại được toàn bộ mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận cao”. Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận, về mặt bản chất đây không phải là phương án có lợi cho người tiêu dùng cũng như tính cạnh tranh trong nền kinh tế. “Nghị định 25 được thiết kế để thúc đẩy hơn nữa cạnh tranh và tính minh bạch trong lĩnh vực viễn thông. Việc không cho phép một đơn vị sở hữu đồng thời hai mạng di động là để thực hiện các mục tiêu đó”, ông này nói.

 Ngay sau khi Nghị định này ban hành, một số tổ chức đầu tư lớn đã đặt câu hỏi về khả năng MobiFone thực hiện một đợt chào bán cực lớn ra công chúng và đối tác chiến lược để giảm tỷ lệ sở hữu của VNPT xuống dưới 20%. Về vấn đề này, một vị lãnh đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, VNPT không được sở hữu quá 20% cổ phần đồng thời ở 2 mạng di động, nhưng Nghị định vẫn cho phép các Cty con của tập đoàn này được quyền mua cổ phần của MobiFone.

“Cũng vì thế, khả năng chào bán một lượng cổ phần cực lớn của MobiFone ra công chúng và đối tác chiến lược là Cty ngoài VNPT có thể xảy ra hay không sẽ phụ thuộc lớn và kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu được đệ trình như thế nào”, ông này nói.

Về phương án VNPT có khả năng sẽ cho Cty con mua lại cổ phần ở mạng di động, lãnh đạo cao cấp của một DN tại Hà Nội cho biết, hầu hết các Cty lớn của VNPT là hạch toán phụ thuộc, trừ MobiFone. Trong khi đó, MobiFone được Credit Suisse định giá lên tới 2 tỷ USD nên việc Cty con của VNPT có đủ tiền mua cổ phần để giữ khả năng điều hành là khó xảy ra.

Trong khi VNPT chưa có phương án thoái vốn tại một trong 2 mạng di động theo nghị định 25 thì nhà đầu tư tiềm năng tỏ ra khá hào hứng với kế hoạch mua cổ phần khi MobiFone dự kiến IPO trong năm nay. “Tuy nhiên, khi MobiFone chiếm tới 50% lợi nhuận của VNPT thì việc mua được cũng không hề dễ dàng bởi có rất nhiều người khác cùng nhòm ngó. Lãnh đạo VNPT cũng sẽ cân nhắc kỹ khi bán ‘cầu câu cơm’ chủ yếu của mình cho người khác”, một DN cho biết.

Ông Phan Hoàng Đức - Phó tổng giám đốc VNPT trong buổi trả lời trực tuyến về viễn thông VN sáng 24/4 cho biết: Việc triển khai theo luật, phải có các bước thực hiện. Từ 1/6 nghị định có hiệu lực thì chắc chắn Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có thông tư hướng dẫn cụ thể. Nhưng tôi nghĩ rằng 1/6 chưa phải thời điểm chốt để quyết định mọi vấn đề. Đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, chủ sở hữu là Nhà Nước, VNPT được ủy quyền để quản lý vốn. MobiFone và VinaPhone là DN của Nhà nước và đều được chủ trương CPH. Tôi xin chia sẻ là Nhà nước vừa có quyết định thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa MobiFone, chứ không phải quyết định của VNPT. Tiến trình đang được triển khai, MobiFone là một DN có giá trị rất lớn, nên Nhà nước hết sức thận trọng trong quá trình chỉ đạo CPH.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Vietnam Airlines chuẩn bị có thêm hơn 30 máy bay mới
  • Bùng nổ giao dịch ngân hàng trực tuyến
  • Nợ đầm đìa, EVN vẫn được ưu ái
  • Doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia trồng mía
  • Tháng 8, VTC sẽ trình Chính phủ đề án lập tập đoàn
  • Đìu hiu... hàng không tư nhân
  • Tập đoàn Daewoo sẽ thâu tóm siêu dự án bất động sản?
  • Vinamilk quý 1 lãi hơn 1.006 tỷ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao