Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đìu hiu... hàng không tư nhân

“Đốm sáng” hiếm hoi trong bức tranh hàng không tư nhân hiện tại, có lẽ là Air Mekong.

Theo báo cáo đặc biệt về tình hình hoạt động của các hãng hàng không tư nhân do Bộ Giao thông Vận tải gửi Chính phủ mới đây, hầu hết các hãng hàng không tư nhân đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc triển khai hoạt động.

Chủ trương cho phép các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không đã được đề cập trong Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành năm 2006. Điều 5 của luật này quy định rằng “cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng” là một nguyên tắc được luật  pháp bảo vệ.

Tuy nhiên, con đường để các nhà đầu tư tư nhân gia nhập thị trường và có thể “cạnh tranh lành mạnh” xem ra không hề dễ dàng.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương (VP) được cấp phép từ tháng 5/2008, nhưng đã phải tạm ngừng hoạt động từ tháng 10/2009.

Theo quy định tại Nghị định 76 về kinh doanh hàng không thì giấy phép kinh doanh hàng không sẽ bị hủy bỏ nếu hãng hàng không không ngừng khai thác vận chuyển và không được cấp giấy chứng nhận khai thác tàu bay (AOC) trong vòng 12 tháng.

Sau nhiều lần bị “nhắc nhở”, ngày 31/12/2010, VP đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị được gia hạn giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không đến hết ngày 31/12/2011, để có đủ thời gian hoàn thiện hồ sơ xin cấp AOC.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, tạm thời Bộ chấp thuận đề xuất này, nhưng với điều kiện từ nay đến hết tháng 6/2011 phải đối chiếu và thanh toán đầy  đủ các khoản nợ cho các nhà cung cấp dịch vụ. Hết thời hạn trên, nếu không đáp ứng được thì sẽ bị thu hồi giấy phép.

Còn tại Công ty Cổ phần Hàng không VietJet, dù được cấp phép từ cuối năm 2007, nhưng đến nay, công ty này vẫn chưa tiến hành khai thác vận chuyển hàng không.

Đến nay, giấy phép kinh doanh hàng không của VietJet đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, xét “nỗ lực” của công ty này trong việc chuẩn bị đưa máy bay vào khai thác trong thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị cho gia hạn giấy phép kinh doanh hàng không đến hết ngày 30/6/2011.

Điều kiện đặt ra là công ty phải làm rõ các vấn đề như kế hoạch phát triển đội máy bay, xây dựng biểu tượng, các vấn đề về vốn và cổ đông theo quy định của pháp luật…Đến thời hạn trên, nếu VietJet không đáp ứng được thì sẽ thu hồi giấy phép.

Đối với Công ty Cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt, theo lộ trình cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không đã được Chính phủ phê duyệt thì công ty này chỉ có thể được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không chung vào năm 2012.

Tuy nhiên, theo Bộ Giao thông Vận tải, đây là công ty đầu tiên có kế hoạch kinh doanh hàng không bằng máy bay cánh bằng, đáp ứng nhu cầu thị trường và có sự đảm bảo về cơ sở vật chất, nhân sự từ ưuân chủng phòng không - không quân, lại hoạt động với mục tiêu “kép” là kinh tế và quốc phòng nên bộ vẫn đề xuất cấp phép cho công ty này trong năm 2011.

Đối với Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA), dù đã đi vào hoạt động nhưng công ty này lại gặp rắc rối về vấn đề biểu tượng. Trong năm 2010, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã có 4 văn bản yêu cầu JPA sớm xây dựng biểu tượng mới khác biệt với biểu tượng của hãng hàng không Jetstar Airways, tháo dỡ các biển hiệu quảng cáo sai quy cách về tên, biểu tượng, màu sắc tại các cảng hàng không, sân bay…

Cuối năm 2010, JPA đã có đề xuất về biểu tượng mới và trên cơ sở đề xuất này Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất Chính phủ chấp thuận gia hạn giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho công ty này đến hết ngày 31/12/2012.

Tuy nhiên, Bộ cũng lưu ý rằng đến thời điểm đó, công ty phải làm rõ kế hoạch triển khai biểu tượng mới, phạm vi quyền vận chuyển hàng không, kế hoạch phát triển đội máy bay, yêu cầu về vốn theo quy định… Hết thời hạn trên, nếu JPA không tuân thủ nghiêm túc thì cũng có thể xem xét việc rút giấy phép.

“Đốm sáng” hiếm hoi trong bức tranh hàng không tư nhân hiện tại, có lẽ là Air Mekong. Được cấp phép muộn hơn và mới chỉ đi vào hoạt động từ ngày 10/10/2010 nhưng hiện công ty đã có 4 máy bay Bombardier CRJ900 hoạt động trên 14 đường bay nội địa. Công ty này cũng đang có kế hoạch nhận tiếp 2 máy bay mới vào tháng 6/2011 và 4 máy bay khác vào tháng 10/2011.

(Theo Vneconomy)

  • Tập đoàn Daewoo sẽ thâu tóm siêu dự án bất động sản?
  • Vinamilk quý 1 lãi hơn 1.006 tỷ đồng
  • Kích thích tiết kiệm điện
  • Khánh thành xí nghiệp chế biến gỗ công nghệ hiện đại
  • Toyota Việt Nam cắt giảm 70% sản lượng
  • Oái oăm chuyện thoái vốn của VNPT
  • Xây dựng mạch 2 đường điện Trảng Bàng-Tây Ninh
  • Ứng dụng triết lý âm dương ngũ hành trong kinh doanh thời khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao