Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội học hỏi kinh nghiệm phát triển từ các doanh nghiệp Nhật Bản

Để củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam – Nhật Bản và tạo cơ hội giao lưu học hỏi cho doanh nghiệp 2 nước, hôm qua (20/1), tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) đã tổ chức Hội nghị "Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong ngành công nghiệp hỗ trợ và sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa".

Dệt may là một trong những ngành được đánh giá là có chỉ số "hàm lượng CNHT" cao

Đây là lần thứ tư hội nghị được tổ chức tại Việt Nam. Tại hội nghị, các diễn giả hai nước đã trình bày tham luận về các lĩnh vực đang được quan tâm hiện nay.

Trong những năm trở lại đây, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã tăng lên đáng kể (chiếm 97% tổng số doanh nghiệp, đóng góp 40% GDP và chiếm hơn 50% tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp) đóng góp đáng kể vào kinh tế - xã hội đất nước. Thời gian qua, Chính phủ cũng đang rất nỗ lực cho sự phát triển của các DNNVV thông qua những chính sách trợ giúp như: trợ giúp tài chính, mặt bằng sản xuất, xúc tiến mở rộng thị trường, trợ giúp phát triển nguồn nhân lực…

Một chủ đề nữa cũng được các đại biểu tham dự hội nghị quan tâm là ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam. Nhìn chung, các ý kiến đều cho rằng, CNHT ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các ngành công nghiệp có chỉ số “hàm lượng CNHT” cao và có triển vọng để phát triển CNHT là các ngành: dệt may, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo. Việc ban hành Nghị định CNHT là hết sức cần thiết với nền kinh tế Việt Nam, bởi nó không chỉ giúp đảm bảo tính chủ động của nền kinh tế, hạn chế nhập siêu mà còn để tăng sức cạnh tranh và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp. Các diễn giả hai nước đều thống nhất và đề cao việc liên kết các DNNVV Việt Nam và các doanh nghiệp FDI. Đây được đánh giá là một mô hình hiệu quả vì thông qua đó, các công ty con của Nhật Bản có thể giảm thiểu chi phí sản xuất khi mua hàng của nhà cung ứng Việt Nam; đồng thời các công ty Việt Nam cũng có thể nắm bắt công nghệ và chuyển giao khoa học kỹ thuật hiện đại khi liên kết kinh doanh với công ty Nhật Bản.

Hội nghị là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm phát triển từ các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.

(Theo Thanh Thuỷ // Báo Công thương)

  • Thường trực Chính phủ cho phép thành lập Công ty cổ phần Vũng Áng Việt - Lào khai thác, sử dụng cảng Vũng Áng
  • Vinafood 2 đầu tư kho ngoại quan ở nước ngoài
  • Adobe phản bác chỉ trích của Apple
  • Tương lai nào cho smartbook?
  • Giá thành không giảm khả năng cạnh tranh
  • Thương mại điện tử: Nhỏ mà lớn
  • Công ty Cao su Hà Tĩnh năng động trong sản xuất, kinh doanh
  • Sắp mở cửa Lotte Mart thứ hai tại TPHCM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao