Mức giá thành mà Viettel đề xuất thấp hơn rất nhiều so với mức giá hiện nay, do đó nó sẽ không làm giảm khả năng cạnh tranh của DN. Ảnh: Đức Thanh |
Theo Điều 7, Quyết định 39/2007/QĐ-TTg ngày 21/3/2007 về quản lý cước và dịch vụ bưu chính - viễn thông, DN kinh doanh viễn thông “không được bán dưới giá thành”. Ngoài ra, nếu DN cung cấp dịch vụ bán dưới giá thành sẽ dẫn tới cạnh tranh thiếu công bằng, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các nhà cung cấp dịch vụ, người tiêu dùng và đất nước.
Việc tính giá thành trung bình căn cứ trên cơ sở nào?
Nếu chỉ nói quản lý giá thành, mà không đề cập con số cụ thể, thì không phải là quản lý. Mỗi DN, mỗi thời điểm, mỗi quy mô, mỗi chiến lược phát triển khác nhau lại có một mức giá thành khác nhau.
Do đó, để xác định giá thành, phải căn cứ trên giá thành của một mạng có quy mô đủ lớn, tức là phải phủ được khoảng 80% dân số, hoặc phải có ít nhất 10.000 trạm phát sóng.
Sắp tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để tính mức giá thành trung bình. Theo ông, mức giá thành bao nhiêu thì phù hợp với điều kiện thị trường viễn thông hiện nay?
Con số 800 đồng/phút là mức mà Viettel tính toán căn cứ trên giá thành của thuê bao trả trước hiện chiếm khoảng 90% tổng số thuê bao của Viettel, là đủ lớn để đại diện. Mức giá thành này đang thấp hơn khoảng 40% so với mức cước hiện nay của Viettel.
Như vậy, với mức giá thành này, các DN vẫn có thể tiếp tục giảm giá bằng việc hợp lý hoá hơn nữa các chi phí, đồng thời vẫn đảm bảo để các DN có khả năng tái đầu tư tiếp tục mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Hiện tại, một số DN viễn thông lớn đã xây dựng phương án giảm cước và đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông gói cước cơ bản bằng mức hiện tại và đề nghị có khung để ban hành nhiều gói cước khác nhau có tính cạnh tranh cao. Viettel có ý kiến gì với động thái này?
Là DN đóng vai trò dẫn dắt thị trường, Viettel luôn đặt mục tiêu giảm cước trên cơ sở giảm giá thành bằng cách tối ưu hoá chi phí để đưa ra mức cước hợp lý nhất. Điều này giúp Viettel làm được hai nhiệm vụ.
Thứ nhất, tạo sức ép cho chính bản thân, nhằm khơi dậy sự sáng tạo trong nội bộ, để tiếp tục tối ưu hoá các chi phí. Thứ hai, tạo cơ hội sử dụng dịch vụ di động cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, ở vùng sâu, vùng xa.
Việc quản lý cước theo mức giá thành mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng liệu có làm giảm khả năng cạnh tranh của DN?
Mức giá thành mà Viettel đề xuất thấp hơn rất nhiều so với mức giá hiện nay, do đó nó sẽ không làm giảm khả năng cạnh tranh của DN.
Hơn nữa, DN vẫn còn nhiều khả năng để tiếp tục hạ giá dịch vụ. Chi phí giảm, hiệu quả đầu tư tăng, sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh của DN.
(Theo Hữu Tuấn // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com