Cơ hội tham gia dành cho các nhà thầu xây dựng vừa và nhỏ tại các địa phương vẫn rất rộng mở |
Gói thầu A3 có chiều dài 31,64 km với thiết kế 4 làn xe, đi qua TP. Việt Trì, 2 huyện Phù Ninh và Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ). Gói thầu có giá trị hợp đồng là 2.385 tỷ đồng do Công ty Posco E & C (Hàn Quốc) trúng thầu thi công trong thời gian 40 tháng.
Như vậy, cùng với việc động thổ gói thầu A7 và gói thầu A6 thuộc Dự án Xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai vào giữa tháng 12/2009, đến thời điểm này, Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã khởi công được 4 trên tổng số 8 gói thầu xây lắp, trải đều qua 4 tỉnh trên tuyến là: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai.
Với quy mô mỗi gói thầu dao động từ 1.800 đến 2.400 tỷ đồng, Dự án Xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã tạo nên một công trường lớn suốt dọc khu vực Tây Bắc.
"Ngoài việc cải thiện môi trường đầu tư tại các địa phương, Dự án còn góp phần tạo công ăn, việc làm và tiêu thụ một khối lượng rất lớn đất, đá, cát sỏi, xi măng - những loại vật liệu xây dựng cơ bản sẵn có tại địa phương", ông Khánh đánh giá.
Nhận định của lãnh đạo tỉnh Phú Thọ là hoàn toàn có cơ sở, bởi với chiều dài 264 km, đây là tuyến đường cao tốc dài nhất, quy mô vốn đầu tư lớn nhất (tổng vốn đầu tư lên tới 1,249 tỷ USD) và được xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại nhất Việt Nam, được kỳ vọng là "con đường kích cầu" đem lại sự thịnh vượng cho các tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo tính toán sơ bộ, Dự án Xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có khối lượng đào, đắp lên tới 77 triệu m3 đất, đá; xây dựng tới 4,3 triệu m2 diện tích mặt đường, tổng chiều dài cầu trên tuyến lên tới 14 km. Được biết, hiện tại, thị trường cung cấp vật liệu xây dựng trên tuyến đường đã rất sôi động. Nhiều mỏ đá lớn thuộc 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai đã được khai mở phục vụ cho công tác thi công Dự án.
Mặc dù các gói thầu của Dự án có quy mô rất lớn, nhưng cơ hội tham gia dành cho các nhà thầu xây dựng vừa và nhỏ tại các địa phương vẫn rất rộng mở.
"Chúng tôi chỉ mang sang những cán bộ kỹ thuật với số lượng nhỏ, phần lớn máy móc thi công chuyên dùng và lao động phổ thông sẽ được huy động từ các nhà thầu phụ Việt Nam, trong đó ưu tiên dành cho các doanh nghiệp địa phương", ông Park Yong Soo, Giám đốc Dự án, Gói thầu A1 của Công ty Posco E & C cho biết.
Theo ông Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, tuyến đường cao tốc Tây Bắc này nằm trong Chương trình Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong, việc xây dựng Hành lang đường bộ Côn Minh (Trung Quốc) - Hải Phòng (Việt Nam). Trong đó, đoạn đường cao tốc từ Lào Cai về Hà Nội đang được xây dựng là một trong những đoạn tuyến cuối cùng của tuyến đường xuyên quốc gia này.
Đây cũng là bước hiện thực hóa thỏa thuận cấp Chính phủ giữa Việt Nam và Trung Quốc về xây dựng và phát triển hai hành lang và một vành đai kinh tế trọng điểm, bao gồm: Hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội; vành đai Duyên hải Vịnh Bắc Bộ.
Được biết, tuyến đường cao tốc từ Côn Minh đến biên giới Việt Nam có chiều dài 400 km đã được nước bạn hoàn thành vào năm 2008. Trong khi đó, ở phía Việt Nam tuyến đường bộ từ Lào Cai đến Nội Bài (Hà Nội) dài 264 km hiện vẫn là các đoạn đường chật hẹp với một số cầu chịu được tải trọng thấp, thực sự là một "nút cổ chai" ngăn cản việc thu hút vốn đầu tư lên Tây Bắc.
Theo tính toán, khi Dự án Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai được hoàn thành vào năm 2013, hành trình từ Hà Nội lên cửa khẩu Hồ Kiều (Lào Cai), điểm xa nhất của tuyến đường không chỉ rút ngắn hơn một nửa thời gian di chuyển, mà còn an toàn, thuận lợi hơn cho những người tham gia giao thông.
(Theo Anh Minh // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com