Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cổ phần hoá MobiFone và VinaPhone: Chưa chỉ đạo quyết liệt

Cổ phần hoá VinaPhone nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cổ phần hoá của MobiFone. - tinkinhte.com
Cổ phần hoá VinaPhone nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cổ phần hoá của MobiFone. Ảnh: Đ.Thanh
Việc cổ phần hoá MobiFone và VinaPhone không đúng tiến độ chủ yếu do chỉ đạo của cơ quan chủ quản chưa quyết liệt.
 
Trong buổi đối thoại trực tiếp về phát triển ngành thông tin và truyền thông vừa được thực hiện trên VTC2, ông Trần Đức Lai, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thừa nhận, việc cổ phần hoá MobiFone và VinaPhone không đúng tiến độ là do chỉ đạo của cơ quan chủ quản chưa quyết liệt.

Tuy nhiên, cũng theo ông Lai, nói một cách khách quan, đây là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, nên việc xác định giá trị tài sản không đơn giản như đối với các doanh nghiệp sản xuất. “Với các doanh nghiệp dịch vụ, không chỉ ở Việt Nam, mà các nước khác cũng gặp phải khó khăn khi thực hiện cổ phần hoá”, ông Lai nói.

Bên cạnh đó, theo ông Lai, khủng hoảng kinh tế cũng là nguyên nhân khiến tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nêu trên diễn ra chậm. “Khi mọi điều kiện cơ bản đã được chuẩn bị thì lại gặp khủng hoảngkinh tế thế giới. Sau đó, chúng tôi đã đề xuất với Thủ tướng xem xét lại thời điểm cổ phần hoá các doanh nghiệp này”, ông Lai cho biết.

Còn ông Lê Ngọc Minh, Giám đốc MobiFone, tại lễ khai trương mạng MobiFone 3G đã khẳng định, quá trình chuẩn bị triển khai mạng 3G không ảnh hưởng gì đến tiến trình cổ phần hoá MobiFone. Tuy nhiên, ông Minh cho biết thêm, hiện chưa thể công bố bất cứ thông tin gì, vì còn đang chờ ý kiến chỉ đạo.

Gần đây, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam trước thềm Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2009, Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu (EuroCham) đã khuyến nghị Chính phủ nên đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các nhà khai thác dịch vụ viễn thông. Cụ thể, cần thông báo một lộ trình đáng tin cậy và thời hạn nhất định cho quá trình cổ phần hoá của ngành viễn thông, đồng thời minh bạch hóa tiêu chí lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Mặc dù MobiFone đã hai lần lỗi hẹn với các nhà đầu tư, nhưng hiện vẫn có không dưới 10 tập đoàn viễn thông lớn của nước ngoài mong muốn mua được cổ phần của công ty này.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Didier Lombard, Chủ tịch Tập đoàn France Telecom cho biết, France Telecom thực sự muốn trở thành đối tác chiến lược của MobiFone. “Chúng tôi rất quan tâm đến quá trình cổ phần hoá của MobiFone và sẽ cố gắng lọt vào danh sách nhà đầu tư chiến lược”, ông Didier Lombard nói.

Còn về việc cổ phần hoá VinaPhone, theo đại diện của nhà khai thác này, Đề án cổ phần hoá VinaPhone đang được xem xét.

Tuy nhiên, theo vị đại diện trên, khó khăn đối với đối với VinaPhone trong cổ phần hóa là bởi Công ty hiện là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Thêm vào đó, việc tiến hành cổ phần hoá VinaPhone nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tiến trình cổ phần hoá của MobiFone, bởi đó là công ty đầu tiên trong lĩnh vực viễn thông thực hiện cổ phần hoá, nên sẽ là mô hình để các đơn vị khác học tập.

(Theo Đức Huy // Báo đầu tư)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao