Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công ty TNHH Nissan Việt Nam: Phân phối là chính, sản xuất là phụ

10 triệu USD là số vốn đầu tư đăng ký của Công ty TNHH Nissan Việt Nam (NVL), một liên doanh giữa Tập đoàn Nissan Motor Nhật Bản với Kjaer Group A/S Đan Mạch để kinh doanh ô tô mang nhãn hiệu Nissan tại Việt Nam.

Vấn đề là ở chỗ, tuy bán các sản phẩm ô tô Nissan được lắp ráp tại Việt Nam nhưng các nhà đầu tư lập ra NVL không phải tốn nhiều tiền cho đầu tư nhà máy sản xuất ô tô như các nhà đầu tư nước ngoài khác tại Việt Nam.

Lợi nhiều mặt

Theo kế hoạch, việc sản xuất, lắp ráp ô tô mang nhãn hiệu Nissan tại Việt Nam sẽ được thực hiện thông qua Công ty liên doanh ô tô Hòa Bình (VMC). Đây vốn là một liên doanh giữa các đối tác gồm Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (VINAMOTORS), Công ty TNHH Phương Nam Việt, Công ty Columbian Motors Corporation (Philippines) và Công ty Robus Holding Corporation (Philippines) được thành lập từ năm 1991.

Trước đó, VMC lắp ráp và phân phối các thương hiệu BMW, Mazda và Kia bởi các đối tác nước ngoài là nhà phân phối của các thương hiệu này. Nhưng tới thời điểm hiện nay, VMC chỉ còn lắp ráp hai sản phẩm của Kia là Kia Spectra và Kia Canival. Cũng để tận dụng nhà xưởng đã đầu tư, năm ngoái, VMC đã được Công ty ô tô Bảo Toàn thuê lắp ráp xe ô tô Lifan có xuất xứ từ Trung Quốc, và giờ đây là lắp ráp các sản phẩm Nissan đến từ Nhật.

Việc tận dụng dây chuyền sản xuất của VMC để lắp ráp xe mang thương hiệu Nissan đã khiến NVL “lợi đơn, lợi kép”. Theo cách này, NVL không phải bỏ ra từ 30 - 50 triệu USD để đầu tư, thuê đất và xây dựng nhà xưởng, dây chuyền lắp ráp v.v… Trong khi đó, việc lắp ráp xe trong nước thay vì nhập khẩu nguyên chiếc cũng giúp xe lắp ráp có giá thành cạnh tranh hơn. Nguyên nhân là do thuế nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô và thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc có độ chênh lệch lớn, khiến cho giá xe lắp ráp trong nước rẻ hơn giá xe nhập khẩu nguyên chiếc cùng loại khoảng 25 - 30%.

Như vậy, “lách” được thuế nhập khẩu nguyên chiếc và không phải đầu tư dây chuyền sản xuất sẽ giúp các sản phẩm ô tô Nissan có những lợi thế nhất định trong việc cạnh tranh trên thị trường, dù là người đến sau. Hiện tại, ô tô nhãn hiệu Nissan có mặt tại Việt Nam thông qua việc nhập khẩu nguyên chiếc với số lượng rất hạn chế, khoảng 100 chiếc/năm. Tuy nhiên, ước mơ của NVL là trong vòng 5 năm tới sẽ chiếm 5,5% thị phần ô tô dưới 9 chỗ tại Việt Nam, bao gồm cả xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước. Năm 2009 này, số lượng xe dưới 9 chỗ được tiêu thụ tại Việt Nam, theo ông Shinya Hannya, Phó Chủ tịch phụ trách thị trường châu Á là khoảng 66.000 chiếc và sẽ tăng lên 100.000 xe vào năm 2015.

Đối phó là chính

Nissan Motor đã rất biết tận dụng những cam kết WTO của Việt Nam để thâm nhập thị trường một cách có lợi nhất.
Việc một doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối ô tô thuê một doanh nghiệp sản xuất ô tô khác đang có sẵn nhà xưởng để tiến hành lắp ráp ra những chiếc ô tô cho mình bán hàng, như đang diễn ra với NVL hiện nay, chỉ có thể diễn ra khi Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của WTO và thực hiện các cam kết mở cửa thị trường. NVL, dù có 26% cổ phần của nhà sản xuất ô tô lớn thứ 3 của Nhật Bản là Nissan Motor thì về bản chất vẫn chỉ là một công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối. Rõ ràng là Nissan Motor đã rất biết tận dụng những cam kết WTO của Việt Nam để thâm nhập thị trường một cách có lợi nhất.

Trước đó, các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh ô tô khó có cách lựa chọn khác, ngoài việc tự đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Cách làm này hiện vẫn đang được một số hãng như Hyundai hay Kia áp dụng khi thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua việc hợp tác với một đối tác trong nước. Tuy nhiên, việc đầu tư nhà xưởng, dây chuyền của đa số các hãng ô tô nước ngoài thời gian qua theo hướng này vẫn mang tính chất đối phó là chính. Bằng chứng là sau khoảng 15 năm có mặt các nhà đầu tư nước ngoài, mức độ nội địa hóa trong sản phẩm ô tô không tăng là bao. Ô tô dưới 9 chỗ ngồi vẫn thuộc diện xa xỉ. Người dân vẫn phải chứng kiến cảnh “xếp hàng” để được mua ô tô.

Không những thế, ngoài số vốn đầu tư ban đầu từ cách đây hơn chục năm, việc mở rộng sản xuất, tăng vốn đầu tư ở các doanh nghiệp ô tô này đều không đáng kể và ở mức rất khiêm tốn so với các thị trường lân cận. Thậm chí, ngay cả nhà máy lắp ráp xe ô tô du lịch nhãn hiệu Hyundai do Thành Công Group đầu tư tại KCN Gián Khẩu (Ninh Bình) - mà theo thông báo là “đang lắp ráp và sẽ sản xuất sản phẩm vào đầu năm 2010” - thì cũng có số vốn đầu tư chẳng là bao. Tại thời điểm cuối tháng 10 vừa qua, ngoài 3 dãy nhà xưởng kiểu dành cho các xưởng may công nghiệp có sẵn, không có dấu hiệu nào cho thấy chỉ 2 - 3 tháng nữa thôi, nơi đây sẽ xuất xưởng những chiếc ô tô của một thương hiệu mới nổi như Hyundai.

Hiện tại, việc chọn cách lắp ráp để có giá thành cạnh tranh đa phần diễn ra với các sản phẩm bình dân, vì trong phân khúc này sự hiện diện của Toyota Việt Nam hay Ford Việt Nam và thấp hơn một chút là GM Daewoo Việt Nam đã rất rõ ràng với nhà máy lắp ráp chắc chắn hết khấu hao sau 15 năm đầu tư. Còn với phân khúc cao cấp hơn hay những nhãn hiệu được thị trường cho là sành điệu hơn thì nhập khẩu nguyên chiếc có lẽ sẽ thỏa lòng những người tiêu dùng có tiền và muốn khẳng định sự chịu chơi của mình.
 
Ô tô nhập khẩu sắp có biểu thuế mới
Biểu thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc áp dụng cho năm 2010 vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện và chuẩn bị ban hành.

Dự kiến quyết định thuế được ban hành ngay trong tháng này để kịp hướng dẫn áp dụng từ ngày 1/1/2010. Theo đó, các loại xe chở người nằm trong danh mục 8703 dự kiến có 3 mức thuế. Mức 80% dự kiến áp dụng đối với các loại xe đặc biệt, xe thiết kế riêng, ô tô phân khối lớn và loại xe 2 cầu. Thuế suất trên 83% áp dụng với dòng xe nhỏ, số lượng nhập khẩu ít. Còn lại, đại đa số các dòng xe còn lại giữ nguyên thuế suất 83% như hiện hành. Biểu thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính dự kiến ban hành sẽ xóa bỏ mối nghi ngờ của người tiêu dùng về tính minh bạch của chính sách. Thị trường xe hơi trong nước sẽ giảm được áp lực về giá trước những thông tin cho rằng thuế nhập khẩu ô tô sẽ lên mức 91%. Đại diện Vụ Chính sách Thuế cho hay, theo cam kết về thuế áp dụng cho năm 2010, mức kịch trần là 86% áp dụng cho một số chủng loại xe nhất định, còn lại phổ biến là 83%. Tuy nhiên, để dễ điều hành chính sách và tránh những thông tin không minh bạch, ảnh hưởng đến thị trường, Bộ Tài chính đã xin ý kiến các bộ ngành được quy thuế suất về mức phổ biến 83%, những loại nào không thỏa thuận được thì áp dụng theo đúng cam kết. Như vậy, không có dòng xe nào có thuế suất lên tới 91%.


(Theo Xuân Diệu // Báo Doanh nhân)

  • Evntelecom tham vọng “đại gia”
  • Gazprom, Eni và EDF ký thỏa thuận về đường ống South Stream
  • Hà Dũng: 'Tôi không thể mất 370 tỷ đồng'
  • ExxonMobil ký thỏa thuận khí hóa lỏng với Sinopec
  • GM Trung Quốc muốn xâm nhập thị trường Ấn Độ
  • Peugeot muốn trở thành cổ đông của Mitsubishi Motors
  • Công ty Xuân Cầu công bố chương trình 'khách hàng thân thiết'
  • Siemens công bố thua lỗ 1,5 tỉ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao