Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CSR: Sự trường tồn của DN

Vụ xả thải của Vedan "giết chết" sông Thị Vải luôn là hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm xã hội của DN. - tinkinhte.com
Vụ xả thải của Vedan "giết chết" sông Thị Vải luôn là hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm xã hội của DN

Vedan chỉ là một ví dụ điển hình về những vi phạm đạo đức kinh doanh, xâm hại môi trường và sức khoẻ con người. Điều này một lần nữa cho thấy trách nhiệm xã hội của DN (CSR) là điều vô cùng quan trọng trong sự thành, bại của một DN.

Bài học đau lòng này của Vedan mặc dù đã được báo chí nhắc nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thế nhưng trên thực tế vẫn còn rất, rất nhiều DN vẫn coi đó là chuyện của xã hội, của chính quyền chứ chẳng có liên quan gì tới mình. Đây là một thực tế !

Động cơ thực hiện là để... PR

Trên báo Tuổi trẻ số ra gần đây đã đưa ra một con số "giật mình", đó là chỉ có khoảng 50 DN VN được chứng nhận chuẩn CSR trong số hơn 200.000 DN đang hoạt động trên cả nước. Trong đó động cơ để thực hiện CSR ở các DN trong nước chủ yếu chỉ là... PR.

Thực ra, việc các DN VN ngại thực hiện CSR đã có nhiều bài báo, các chuyên gia... đề cập nhiều, tuy nhiên con số trên quả là điều khiến chúng ta cần phải suy nghĩ. Trước đó cũng đã có nhiều chuyên gia cho rằng, lý do các DN trong nước, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, ngại thực hiện CSR vì không đủ kinh phí hoặc không có sản phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế.
 
Theo nhiều DN giải thích, có thể do xuất phát điểm của kinh tế VN còn ở mức thấp nên tiêu chí về lợi nhuận luôn được các DN đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy mà những vấn đề như CSR DN có biết thì cũng chỉ là biết để đấy, hiếm có DN thực hiện và vẫn coi đó là chuyện của Nhà nước, của xã hội. Chỉ đến khi hàng loạt sự việc “động trời” ập đến như vụ Vedan “giết” sông Thị Vải rồi sữa bột không đủ độ đạm... thì cả xã hội, DN mới bừng tỉnh. Mới hiểu CSR không còn là chuyện xa vời nữa. Nó chính là sự thành công, sự tồn tại hay diệt vong của một DN.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó GĐ Văn phòng Phát triển bền vững VCCI khẳng định: Sự phát triển của một DN luôn đi kèm CSR. Nó được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh của DN và trở thành điều kiện để DN phát triển, nâng cao và duy trì lợi thế cạnh tranh.

CSR và sự trường tồn của DN

Phải khẳng định rằng, CRS vẫn còn là một khái niệm mới mẻ, không riêng gì ở VN mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên khái niệm này đang ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí nó như là một nền tảng để người tiêu dùng nhìn nhận và lựa chọn sản phẩm, thương hiệu đó mỗi khi mua sắm. Trong quá khứ, một số DN cho rằng CRS là các hoạt động nhân đạo (ủng hộ cho những người có hoàn cảnh khó khăn) nhưng ngày nay điều đó chỉ là một phần rất nhỏ trong CRS gồm: các vấn đề liên quan đến phúc lợi của người lao động, biện pháp cải thiện môi trường, giảm thiểu chất gây hiệu ứng nhà kính nhằm đối phó với vấn đề khí thải toàn cầu.

Cùng với các cơ quan, các bộ, ngành... VCCI với vai trò là đại diện cho cộng đồng DN VN cũng đang có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ cộng đồng DN hiểu và thực hiện CSR.

Khi đề cập các hoạt động CSR của VCCI trong thời gian qua, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết, VCCI đã và đang theo đuổi việc xúc tiến thực hiện CSR từ nhiều năm nay. Bằng các hoạt động của mình với các đối tác, VCCI hi vọng nâng cao nhận thức của DN về những lợi ích thu được khi lồng ghép khái niệm CSR vào thực tiễn kinh doanh của DN. "Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng CSR không mang tính từ thiện, mà sẽ góp phần củng cố sức mạnh và thương hiệu cho DN" - TS Vũ Tiến Lộc cho biết.

Theo VCCI, hiện nay vấn đề CSR đang ngày càng trở nên quan trọng tới sự phát triển bền vững của DN, các khách hàng chủ yếu mua sản phẩm của VN trong đó có các tập đoàn đa quốc gia. Họ đang thắt chặt dần các nguyên tắc mua hàng để tuân thủ các yêu cầu về CSR trong lĩnh vực môi trường và lao động. Mặc dù điều này giúp cải thiện môi trường và thông lệ thuộc hành về lao động, xu hướng này vẫn có thể là một trở ngại nghiêm trọng đối với nhiều DN VN

Đối với VN, sau khi gia nhập WTO thì việc cạnh tranh hàng hóa bằng giá rẻ và chất lượng chưa đủ, ngoài những nhân tố đó ra còn có nhân tố DN đó có thực hiện tốt CSR hay không. Điều này có tác động rất lớn tới uy tín cũng như thương hiệu sản phẩm của DN đó. Ngày nay cộng đồng DN VN nhận thức ngày càng rõ việc thu được rất nhiều lợi ích từ việc đầu tư thực hiện trách nhiệm xã hội của DN. Điều mà trước đây được coi là việc của Nhà nước và của các đoàn thể xã hội.

Cùng với những hỗ trợ và tư vấn cho cộng đồng DN thực hiện CSR,với mục đích tôn vinh các DN thực hiện tốt CSR (không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống cho người lao động, bảo vệ môi trường và cộng đồng xung quanh), giải thưởng CSR, do VCCI phối hợp với các bộ, ngành tổ chức một lần nữa cho thấy những tôn vinh kịp thời của VCCI với các DN đã và đang thực hiện tốt CSR trong DN.

Từ những phân tích trên đây, thiết nghĩ  hiện các DN VN chủ yếu cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hoá, nhưng trong hội nhập kinh tế quốc tế, DN nào tuân thủ đúng các tiêu chuẩn xã hội, các thông lệ quốc tế, thì DN đó sẽ duy trì và nâng cao hơn sức cạnh tranh của mình. Và hơn lúc nào hết, CSR đang trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc đối với bất kỳ một DN nào, dù lớn hay nhỏ nếu họ muốn trường tồn và phát triển.
 
Sau hơn một năm bị phát hiện xả nước thải "chui" ra sông Thị Vải (tháng 9/2008), mới đây Viện Tài nguyên và Môi trường cùng với nông dân ba tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM và đại diện Vedan đã xác định mức độ gây ô nhiễm của công ty này. Viện Tài nguyên và Môi trường TP HCM công bố kết quả nghiên cứu dựa trên các quan trắc kỹ thuật, cho thấy Vedan đã gây ra 80-90% ô nhiễm cho sông Thị Vải. Và chỉ 10-20% mức độ ô nhiễm của sông Thị Vải do các công ty khác gây ra. Thủ phạm chủ yếu thuộc về Vedan, với hành động xả chui hơn 100.000 m3 nước thải độc ra sông mỗi tháng.

 

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp

  • Jetstar Pacific bổ nhiệm phó tổng giám đốc mới
  • Doanh nghiệp kêu vì bị “cắt” ưu đãi
  • GM mở cửa nhà máy trở lại để đáp ứng nhu cầu
  • 8.000 doanh nghiệp nộp hồ sơ thuế qua mạng
  • Cienco 5 lập kỷ lục về lợi nhuận trên vốn
  • Kiểm tra lỗi kỹ thuật Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
  • Công ty cổ phần than Vàng Danh đổi mới công nghệ khai thác than hầm lò
  • Hãng hàng không Japan Airlines nộp đơn phá sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao