Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cửa mở cho DN phần mềm nội

Trình duyệt web Mozilla Firefox - tinkinhte.com
Trình duyệt web Mozilla Firefox
Phần mềm văn phòng OpenOffice.Org; bộ gõ tiếng Việt (Unikey); trình duyệt web Mozilla Firefox; phần mềm thư điện tử máy trạm của Mozilla và hệ điều hành Linux là 5 phần mềm tự do mã nguồn mở mà Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị trong ngành phải sử dụng chính thức để dạy học và sử dụng trong công tác văn phòng.
 
Đây là quy định được đưa ra tại Thông tư 08/2010/TT-BGĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào đầu tháng 3/2010.

Trong đó, đến hết tháng 9/2010, tất cả các sở giáo dục và đào tạo phải hoàn tất việc triển khai 3 trong số 5 phần mềm nêu trên. Cụ thể là phần mềm OpenOffice.Org, Unikey và Firefox.

Ngoài việc yêu cầu bắt buộc phải sử dụng 5 phần mềm tự do mã nguồn mở trên, Thông tư 08/2010/TT-BGĐT cũng đưa ra một danh sách khoảng 20 phần mềm tự do mã nguồn mở khuyến khích sử dụng bao gồm phần mềm e-learning, thư viện số, quản lý lớp học, cổng thông tin điện tử, diễn đàn, công cụ web...

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục đích của việc yêu cầu sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục là tạo môi trường sáng tạo cho sinh viên, giáo viên; hạn chế vi phạm bản quyền phần mềm và tiết kiệm chi phí bản quyền. Vì với khoảng trên 20 triệu người trong ngành giáo dục và con số vài triệu máy tính, nếu mua bản quyền phần mềm, thì số tiền bỏ ra là không nhỏ. Trong khi đó, đến giữa năm nay, thoả thuận dùng bản quyền phần mềm của Bộ với Microsoft sẽ hết hạn. 

Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Ứng dụng công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, trước mắt, Bộ sẽ giao đầu bài đặt hàng các công ty để xây dựng website, E-learning... dựa trên mã nguồn mở.

Giám đốc một công ty chuyên làm phần mềm cho biết, quyết định “ép” dùng phần mềm nguồn mở của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ sở giáo dục nếu thành công, sẽ tạo bước đột phá cho sự phát triển phần mềm tự do nguồn mở của Việt Nam. Và doanh nghiệp này sẵn sàng cấp miễn phí hệ điều hành nguồn mở cho máy tính để bàn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

“Việc chuyển đổi sang phần mềm nguồn mở về mặt kỹ thuật không phức tạp, vì các phần mềm nguồn mở mà Bộ yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng đều là những phần mềm nguồn mở thông dụng”, ông Ngọc nói và cho biết, hiện số lượng người sử dụng quen thuộc phần mềm tự do nguồn mở trong ngành giáo dục chỉ chiếm khoảng 1%. Mặc dù vậy, Bộ không kỳ vọng sẽ có được con số 100% hệ thống máy tính của ngành chuyển sang dùng phần mềm nguồn mở thay cho phần mềm thương mại đóng gói. “Chỉ cần khoảng 50% chuyển đổi sang phần mềm nguồn mở đã là thành công”, ông Ngọc nói.

(Theo Đức Huy // Báo đầu tư)

  • Kinh doanh xăng dầu: Nương theo “đại gia”!
  • FPT Telecom: Cung cấp dịch vụ truy cập Internet tốc độ siêu cao FTTC
  • Thông báo của Petrolimex: Những câu hỏi đọng lại
  • Dun & Bradstreet mở văn phòng đại diện tại Việt Nam
  • Cognex chào bán công nghệ tự động hóa
  • Herlitz chính thức vào thị trường Việt Nam
  • SCB thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản
  • SaigonTech đầu tư 400 triệu đô la xây bệnh viện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao