Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cứu DN: Đề xuất nhiều nhưng cần làm sớm

Nhận xét về kinh tế quý 1/2012, các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng "đình lạm", tức là vừa lạm phát cao, lại vừa đình đốn sản xuất.

Hết quý 1/2012, chỉ số lạm phát vẫn ở mức cao 14%, trong khi nhiều ngành sản xuất tăng trưởng giảm mạnh. Điều này đã được dự báo từ cuối năm 2011, khi để kiểm soát lạm phát, thì phải thắt chặt chính sách dẫn tới đình đốn sản xuất, nhưng không thể dùng đòn bẩy tài chính hỗ trợ bởi như vậy ngay lập tức lại dẫn đến lạm phát.

Ông Võ Trí Thành, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận xét, kinh tế quý 1/2012 có 2 vấn đề cơ bản.

Dấu hiệu tích cực là cán cân thanh toán ở mức dương, năm 2012 dự báo thặng dư 2 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ tại thời điểm này khoảng trên dưới 20 tỷ USD. Lạm phát giảm, tháng 3 là 14%, tháng 4 sẽ dưới 13%. Bên cạnh đó thanh khoản của ngân hàng đã tốt lên, nợ xấu giảm...

Tuy 1 số chỉ số kinh tế vĩ mô có cải thiện, khả năng đạt lạm phát dưới 10% vào cuối năm 2012 là khả thi nhưng sản xuất thì đình đốn, số DN đầu tư dài hạn, đầu tư tư nhân giảm, tỷ lệ DN lạc quan giảm đi. Bức tranh chung vẫn còn nặng nề, sản xuất đình đốn, ngấp nghé bờ vực suy thoái.

Theo các nhà kinh tế, sức mua của người dân giảm rất mạnh, không chỉ 1,2 tháng nay mà đã kéo dài từ 6 tháng qua. Khi người tiêu dùng phải thắt chặt hầu bao do thu nhập không theo kịp sức tăng của giá cả hàng hoá, thì nhà sản xuất còn khốn khổ hơn nhiều bởi chi phí đầu vào tăng nhanh nhưng lại không thể tăng giá bán đầu ra tương ứng do khó khăn trong khâu tiêu thụ hàng.

Bộ Công Thương cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2012 chỉ tăng 4,1%, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng cùng kỳ các năm trước. Tốc độ tăng này chưa bằng một nửa so với tốc độ của cùng kỳ quý I/ 2011 tăng tới 9,6% so với cùng kỳ.

Những ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn nhất hiện vẫn là công nghiệp chế biến và chế tạo. Trong khi, cùng kỳ năm trước, mức tăng của ngành này là 13,4% thì quý 1/2012 chỉ tăng được 3,2%,  thấp hơn tới 4 lần so với trước.

Trong số 32 nhóm hàng công nghiệp chế biến chính thì có đến 18 nhóm hàng có chỉ số sản xuất giảm như: xi măng, sắt thép, sản xuất sợi và dệt vải, sản xuất giày dép, sản xuất giấy nhăn, bao bì, bột giấy, giấy, bìa, sản xuất phân bón và hợp chất nitơ, sản xuất các sản phẩm khác từ plastic, sản xuất xe có động cơ, bàn ghế, giường tủ, sản xuất đồ uống không cồn, sản xuất cáp điện và dây điện, sản xuất các thiết bị gia đình...

Tiêu thụ hàng hóa ngày càng chậm khiến cho lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp ngày càng lớn. Lượng tồn kho của nhiều sản phẩm vẫn cao so với cùng kỳ năm trước. Tính tới 1/3 vừa qua, công nghiệp chế biến, tồn kho tăng 34,9%. Một số sản phẩn có lượng tồn kho cao như phân bón và hợp chất ni tơ tăng 62,7%; sắt, thép tăng 59,1%; bia và mạch nha tăng 48%; cáp điện và dây điện có bọc cách điện tăng 29,0%; sợi và dệt vải tăng 6,6%; đồ uống không cồn tăng 11,0%...

Hệ quả là trong 3 tháng đầu năm 2012, đã có gần 12.000 DN gặp khó khăn, phải giải thể, tạm ngừng hoạt động.

Tình trạng lạm phát đình đốn đang đẩy Chính phủ vào thế tiến thoái lưỡng nan khi không thể tiếp tục đưa ra một gói kích cầu như năm 2009 được nữa. Ở trong nước, các mặt hàng như xăng dầu, điện, than... vẫn có mức giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường thế giới và khó tránh khỏi tăng giá trong thời gian tới. Chính vì vậy, chỉ số giá tiêu dùng vẫn chưa thể tạo đà giảm bền vững như mong đợi. Nếu lựa chọn tiếp một gói kích cầu nữa, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ cải thiện được đôi chút nhưng rủi ro lạm phát tăng mạnh trong năm tới là điều khó tránh khỏi.

Trước khó khăn này, theo ông Võ Trí Thành, phải hết sức cố gắng thoát khỏi, trước hết không được rời bỏ  mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh chính sách kinh tế vĩ mô vẫn chặt chẽ có thể phần nào nới lỏng.

Các biện pháp phải linh hoạt, cụ thể như phải có chính sách hỗ trợ các DN  sản xuất kinh doanh; xử lý thanh khoản, nợ xấu của các ngân hàng; giảm lãi suất. Có biện pháp kích thích ngân hàng hướng tín dụng vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều việc làm, thu nhập; hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc;  xem xét sử dụng vốn vào kết cấu hạ tầng, vào khu vực  sản xuất kinh doanh có khả năng lan toả tốt nhất là đối với các DN vừa và nhỏ.

Tiếp đến là kích cầu với bất động sản bằng các hình thức hợp lý như cho vay mua nhà thu nhập thấp, Nhà nước bỏ tiền mua nhà thương mại để đưa vào quỹ tái định cư...

Cần xem xét các lĩnh vực cho vay. Vay tiêu dùng nên được nới lỏng; xem xét giảm 1 số dòng thuế VAT, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng trưởng xuất khẩu...

Theo ông Võ Trí Thành, tất cả các giải pháp này đã được báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, nhưng tất cả phải làm quyết liệt và khẩn trương mới thoát khỏi đình trệ. Với các biện pháp đúng, sản xuất kinh doanh đầu quý 2 hy vọng sẽ được vực dậy, ông Thành cho biết.

(Theo VEF)

  • Kinh doanh vận tải 'ngồi trên lửa' vì...phí
  • Doanh nghiệp cạn tài sản thế chấp?
  • Thấy gì từ 'cái chết' của gần 80.000 doanh nghiệp?
  • Sai phạm tại Petro Vietnam và chuyện “hồi tố trách nhiệm”
  • Petro Vietnam thu về gần 190 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2012
  • Petro Vietnam: “Đừng để dư luận nghĩ chúng tôi là Vinashin thứ hai”
  • Doanh nghiệp nhà nước: “Lời ăn, lỗ dân chịu”
  • Đối tác thành cá mập, doanh nghiệp nuốt nhau
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao