Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Petro Vietnam: “Đừng để dư luận nghĩ chúng tôi là Vinashin thứ hai”

picture
Lãnh đạo Petro Vietnam nói về những sai phạm trong kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Tại buổi họp báo quý 1/2012 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tổ chức sáng 9/4, nội dung được báo giới quan tâm là phản ứng của Petro Vietnam trước thông tin Thanh tra Chính phủ công bố cuối tuần qua, sau khi tiến hành thanh tra tại tập đoàn này.

Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petro Vietnam Phùng Đình Thực, sau khi đọc được những thông tin nói trên, nói rằng lãnh đạo Tập đoàn và những người trong ngành dầu khí "rất buồn", vì những phản hồi chưa chính xác từ dư luận. "Trong mấy ngày qua, sau khi báo chí thông tin sai phạm tại Petro Vietnam, dư luận đã hiểu không tốt về hình ảnh tập đoàn", ông nói.

Theo lãnh đạo Petro Vietnam, thực tế và ngay cả trong kết luận của Thanh tra Chính phủ, tập đoàn này đang trong giai đoạn phát triển mạnh, kinh doanh hiệu quả, thương hiệu được khẳng định trong và ngoài nước. Năm 2011 dù kinh tế gặp khó khăn, song Petro Vietnam vẫn đạt hầu hết các chỉ tiêu, trong đó phải kể đến việc nộp ngân sách 160 nghìn tỷ đồng, vượt kế hoạch 58 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,9 tỷ USD). Ba tháng đầu năm nay, Petro Vietnam vẫn tiếp tục phát triển, tăng trưởng 24%, nộp ngân sách 40 nghìn tỷ đồng... Tập đoàn cũng đang khai thác dầu ở nước ngoài, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo chủ quyền quốc gia.

Theo người đứng đầu Petro Vietnam, những đóng góp đó đã được "Đảng, Nhà nước và các tập đoàn quốc tế đánh giá cao".
 
Tuy nhiên, ông Thực cho rằng, mấy ngày qua, thông tin từ một số tờ báo, trang thông tin, blog... đưa tin về sai phạm của Petro Vietnam đã khiến “dư luận xã hội hiểu không đúng về bản chất hoạt động của Petro Vietnam, nhân dân nhiều địa phương, cán bộ lão thành cách mạng gọi về cho chúng tôi, băn khoăn lo lắng, xin xác nhận thông tin mà báo chí nêu. Đặc biệt, trên một số blog bình luận xấu về Petro Vietnam, coi Tập đoàn như một Vinashin thứ hai”, ông Thực nói.

“Chúng tôi không biết, với những thông tin như thế, rồi đây liệu có tập đoàn, đơn vị nước ngoài nào tiếp tục hợp tác với Petro Vietnam nữa hay không. Những thông tin đó liệu có lợi gì không? Bao nhiêu công sức của Petro Vietnam dưới sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành, nhân dân để có được thương hiệu như hôm nay, nhưng vì những thông tin như thế đã khiến cho thương hiệu đó trở nên xấu đi trong con mắt mọi người”, ông Thực nói tiếp.

Trước thực tế đó, lãnh đạo Petro Vietnam đề nghị báo chí có sự đánh giá khách quan, chính xác để xã hội hiểu đúng về Tập đoàn. “Chúng tôi cũng không mong muốn báo chí phải tô hồng về tập đoàn, như vậy cũng không có lợi”, ông Thực phát biểu.

Lý giải về một số kiến nghị của Thanh tra Chính phủ sau khi thanh tra, đặc biệt là việc yêu cầu Petro Vietnam báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng về việc xử lý khoản tiền 15.601 tỷ đồng tiền lãi cho các hoạt động tài chính không thuộc dự án trọng điểm dầu khí, Chủ tịch Petro Vietnam cho biết, khi tiến hành thanh tra thì Chính phủ chưa ban hành bộ tiêu chí thế nào là công trình trọng điểm dầu khí được sử dụng khoản tiền này. Tuy nhiên, Petro Vietnam hiểu rằng, PVEP là đơn vị 100% chỉ khai thác và thăm dò dầu khí, Vietsovpetro cũng thế..., nên xứng đáng được đầu tư.

"Sau đó, chúng tôi đề nghị Bộ Công Thương ban hành, và đến ngày 14/10/2011 Chính phủ đã ban hành bộ tiêu chí. Các công trình đó theo quy định được sử dụng quỹ này", ông Thực nói.

Liên quan đến việc ứng vốn cho một số địa phương như Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Hậu Giang và các công trình không thuộc trọng điểm ngành dầu khí, lãnh đạo Petro Vietnam khẳng định “chúng tôi công nhận đây là việc có vi phạm vì nguyên tắc là ngoài hàng rào các dự án, đường sá thì trách nhiệm các địa phương phải lo”.

Tuy nhiên, theo ông, việc ứng vốn có rất nhiều điểm lợi vì khi đưa một dự án đến thì người dân phải di dời để nhường chỗ cho dự án, nên họ phải có lợi ích. Trách nhiệm của nhà đầu tư phải tạo điều kiện cho họ có cuộc sống tốt hơn. Hơn nữa, nếu không giải phóng được mặt bằng thì tập đoàn cũng chịu lãng phí về máy móc, thiết bị... vì không thể triển khai được.

"Hiện nhiều địa phương khác vẫn đang đề nghị với chúng tôi tiếp tục thực hiện việc này. Hơn nữa, việc ứng vốn không phải là mất tiền đó vì các địa phương đều cam kết sau này sẽ được trừ vào tiền thuê đất, các khoản thuế, phí... khi dự án hoạt động. Petro Vietnam cho rằng, doanh nghiệp nào thu xếp được vốn thì cũng nên hỗ trợ các địa phương", ông Thực nói.

Hiện một số địa phương cũng đang sắp xếp lại, khấu trừ tiền sử dụng đất, trả lại tiền thuế...

Liên quan đến xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể về các nội dung tồn tại theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, ông Thực cho biết đã và đang triển khai nghiêm túc theo đúng trách nhiệm trước pháp luật.

(Theo Vneconomy)

  • Doanh nghiệp nhà nước: “Lời ăn, lỗ dân chịu”
  • Đối tác thành cá mập, doanh nghiệp nuốt nhau
  • Nhiều doanh nghiệp tự nhận là nạn nhân của tham nhũng
  • 3 bệnh hiểm nghèo khiến DN 'tử vong' nhanh
  • Giám sát chặt 'biến tướng' tập đoàn
  • S-fone và vụ 'thay máu' tỉ đô
  • Cần làm sống lại doanh nghiệp hoạt động lành mạnh
  • Đổi mới công nghệ: “Đốt đèn”... tìm vốn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao