Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Cứu" thế nào cho trúng ?

Hai tháng qua, có hơn 110.000 tỷ VND tiền được hỗ trợ lãi suất đã giải ngân. Thông tin này quả đáng mừng với giới DN - khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nhất và đang vật lộn để vượt qua khủng hoảng kinh tế. Thế nhưng, cũng trong thời gian ấy, Ngân hàng Phát triển VN (VDB) - nơi được chỉ định là "đầu mối" thẩm định các đề nghị vay vốn hỗ trợ lãi suất - thì lại phải có tới hai lần gửi công văn hỏa tốc tới các cơ quan Chính phủ để kiến nghị điều chỉnh về tiêu chí và đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất. Vậy thì phải chăng chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ là đang có bất ổn ?


Điều đầu tiên có thể nhìn thấy bắt nguồn ngay từ quỹ thời gian của chương trình hỗ trợ lãi suất. Theo công bố, chương trình này chỉ kéo dài vài tháng và sẽ kết thúc vào cuối năm 2009. Nhưng trong phần lớn trường hợp, quy trình, thủ tục thẩm định, xét duyệt đã mất gần… một tháng. Và nếu DN thiếu kinh nghiệm trong xây dựng dự án hoặc vì các nguyên nhân khác, thời gian này còn có thể kéo dài lâu hơn nữa, bất chấp tính khả thi, cần thiết, và hiệu quả của dự án ấy nếu được hỗ trợ. Thời gian được hỗ trợ giảm cũng tương đương với kết quả  hỗ trợ của Chính phủ không phát huy hiệu quả cao nhất đối với DN - đối tượng mà gói hỗ trợ hướng tới.


Bất ổn thứ hai liên quan tới tiêu chí cho vay của chương trình hỗ trợ lãi suất. Đại diện một ngân hàng cho biết khối các DN hoạt động XNK chiếm tỷ trọng 70% GDP. Tuy nhiên lại không có DN XNK nào được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất. Còn nữa, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, thì chương trình hỗ trợ lãi suất chủ yếu hướng tới các DN có vốn dưới 20 tỷ VND và sử dụng dưới 500 lao động. Tuy nhiên, với DN một số ngành như may mặc, dệt, chế biến nông sản xuất khẩu… thì vốn thường vượt 20 tỷ VND và cũng thường sử dụng trên 500 công nhân. Và do vậy các DN này quá khó để tiếp cận được hỗ trợ lãi suất. Trong khi đây lại là các DN chịu khó khăn lớn nhất vì phải duy trì công ăn việc làm cho công nhân, cũng như thường xuyên phải vay nợ ngân hàng với lãi suất cao.


Và mặt khác, trong khi gói hỗ trợ lãi suất đang hướng tới nhu cầu vay vốn lãi suất thấp của DN, thì có quá nhiều DN đã buộc phải vay vốn với lãi suất cao trong thời gian trước cũng đang cần được hỗ trợ không kém để vượt qua khủng hoảng. Tuy nhiên, việc vay vốn với lãi suất thấp để đảo nợ hiện đang bị cấm. Dù theo quan điểm của DĐDN đã thể hiện trong nhiều số báo, trong thời điểm hiện tại nên áp dụng hình thức này để mở rộng hơn đối tượng DN được "thoát hiểm" nhờ vào hỗ trợ của Nhà nước.


Xét cho cùng, hỗ trợ của Nhà nước không nên quá cứng nhắc vào khuôn khổ của quy định có sẵn. Trong khó khăn, càng cần hơn nữa sự linh hoạt của định hướng quản lý để kịp thời hỗ trợ DN vượt qua khó khăn. "Nước xa không dập đựoc lửa gần" - châm ngôn ấy vẫn luôn đúng đắn, nhất là trong giai đoạn khó khăn cần phải có sự xuất hiện của những giải pháp quản lý mềm dèo, nhanh chóng và linh hoạt.

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao