Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nhân thời khủng hoảng

Trong bối cảnh nào doanh nhân cũng luôn tự tin khẳng định sức mạnh

Trong bối cảnh nào doanh nhân cũng luôn tự tin khẳng định sức mạnh

Chưa bao giờ câu nói: "thương trường là chiến trường" khiến các doanh nhân thấy thấm thía như hiện nay.


Giai đoạn đầu của cơn khủng hoảng, nhiều doanh nhân VN vẫn ung dung ngồi vỗ gối. Một đại gia bất động sản, kiêm đầu tư giải trí trực tuyến tâm sự: "Các cảnh báo đều xuất phát từ Mỹ, mà nước Mỹ thì xa xôi.". Đến quý 4/2008, các DN VN bắt đầu "ngấm đòn". Các mặt trận đều "thâm thủng" nặng nề. Đầu tiên là chứng khoán, sau lan sang bất động sản, tài chính tín dụng, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng, sau nữa đến cả công nghiệp giải trí, du lịch...


Doanh nhân trẻ: hoạch định lại mục tiêu

Đại gia K 38 tuổi, sáng lập viên Cty chuyên về thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến với những trò chơi võ lâm nổi tiếng, sau 5 năm đã đưa tài sản của mình từ 20 ngàn USD lên khoảng 2 triệu USD. Sau khi bán một phần cổ phần của mình cho một hãng đầu tư tài chính lớn của Mỹ, vốn được đưa sang chứng khoán và bất động sản. Với tài thao lược, anh đã được một số đại gia khác giao cho quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trị giá hàng chục tỷ đồng. Là một người tỉnh táo: "không bỏ trứng vào một giỏ", anh đã thành lập thêm và là chủ tịch Cty mẹ của 5 Cty, chiến đấu trên 5 mặt trận: chứng khoán, bất động sản, sản xuất rượu và đồ uống, PR marketing và truyền thông, thương mại và dịch vụ, với toan tính khép kín các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong hệ thống và phát triển thương hiệu bài bản và dài hạn.
 

Khủng hoảng là dịp doanh nhân dừng lại suy nghĩ, định vị lại chính bản thân và DN mình, củng cố ý chí, thắp lên niềm tin và đi tiếp. Đó là sức mạnh của VN trong thời đại mới.


Chỉ trong năm 2008, quỹ đầu tư của K đã suy giảm 65%. Hàng chục căn hộ và nhà vườn tại các đô thị vệ tinh nằm đắp chiếu đã 3 năm không bán được. Năm 2008, các mặt trận đều có vấn đề, K đã dồn lực, tăng vốn cho việc sản xuất kinh doanh loại rượu vodka có công nghệ của nước ngoài, với hi vọng tăng doanh số và ổn định tinh thần cán bộ công nhân viên. Tết rồi gặp lại, K nói: "không ăn thua ông ạ, làm sản xuất chỉ lấy công làm lãi". K nhờ vả: "Ông tìm cho tôi đối tác tư vấn hoạch định lại chiến lược của Cty. Tranh thủ lúc này để sắp xếp lại". Thời gian này K thường xuyên gặp các đối tác ngân hàng để giải trình, giãn nợ. Sức ép lớn nhất từ phía các nhà đầu tư nên K đã nhiều phen mất ăn mất ngủ.


Thanh G, 34 tuổi, đã rất thành công với vai trò là nhà cung ứng nguyên phụ liệu, linh kiện cho các nhà sản xuất ôtô trong nước. Gặp tôi lúc nào G cũng tự hào là Cty nằm trong chuỗi liên kết toàn cầu (đúng theo mô hình lý thuyết chuỗi mà G đã được học trong trường và rất tâm đắc). Suốt 5 năm trời từ 2002 - 2007 khi thị trường ôtô lúc nào cũng "hot", cũng là thời gian G đã lèo lái Cty tăng trưởng từ vốn vài chục ngàn tới cả triệu USD, với các chi nhánh cả ba miền Bắc Trung Nam. Nhưng gặp tôi, G tâm sự: "Em cho nhân viên nghỉ hết rồi, giữ lại vài đứa nó giải quyết tồn đọng và xử lý một số đơn hàng mới". Tôi hỏi: "thế giờ em làm gì?" G cười: "Chưa nghĩ ra việc gì. Em có cái may là đã trả hết nợ ngân hàng. Cty cũng đang tính toán lại, chuyển hướng kinh doanh sang dịch vụ và bán lẻ. Chuyển sang dịch vụ cho nó lành anh ạ".


Doanh nhân kỳ cựu: phát triển bền vững
 

Bà Ng, ở cái tuổi đã ngoài 50 nhưng toát lên sự năng động và đầy tự tin. Năm 2008 đã có lúc được bình chọn là một trong những người phụ nữ giàu nhất VN. Cũng đã từng ba chìm, bảy nổi, là phó chủ tịch rồi chủ tịch của vài ngân hàng cổ phần. Tham gia đầu tư nhiều trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bất động sản, ôtô, vật liệu xây dựng, resort... và là chủ một số sân golf lớn nhất VN.


Vậy mà "đại gia" này cũng đang chạy đôn chạy đáo khắp các châu lục nhằm tìm giải pháp “cứu” hệ thống kinh doanh của bà. Trước tết, trong cuộc họp quan trọng với các cổ đông, bà đã đưa ra một loạt giải pháp khiến mọi người đều tâm phục khẩu phục. Đó là cơ cấu lại cổ đông và các nguồn tài chính; tinh chỉnh lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính với mục tiêu loại bỏ các dòng tiền phân tán và rời xa giá trị cốt lõi của DN. Muốn phát triển thương hiệu thì phải có các nguồn lực mạnh và các dòng tiền lưu chuyển ổn định... Bắt tay vào thực hiện, 20% cổ phần của ngân hàng do bà làm chủ tịch đã được chuyển nhượng cho một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất châu Âu. Sau đó bà công du một loạt nước, ở đó tiềm lực các doanh nhân Việt kiều còn rất mạnh để kêu gọi đầu tư, liên kết...


Ông B, chủ tịch kiêm tổng giám đốc một tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu VN, cũng có lúc được coi là người giàu nhất VN trên sàn chứng khoán. Ai cũng biết số tiền ông mất đi trong năm 2008, tương ứng sự suy giảm của Vn-index. Nhưng có lẽ đối với ông, con số đó là lẽ dĩ nhiên theo sự trồi sụt của thị trường và ông bình thản đón nhận nó. Cái ông lo là cơ đồ của ông và 12 chiến hữu sau mấy chục năm gây dựng liệu có còn vững chãi. Con thuyền ông lèo lái, một trong những con thuyền đầu tiên của VN đi ra biển cả, giờ đứng trước thử thách mới. Doanh số các khu vực bắt đầu giảm. Các chi nhánh nước ngoài gặp nhiều khó khăn.


Bằng sự nhạy cảm của một vị chỉ huy đã từng đối phó với nhiều tình huống khó khăn, ông đã tập hợp lại các vị trí chủ chốt và cho ra các quyết định quan trọng: đó là rà soát và đánh giá lại các mảng kinh doanh; nghiên cứu tìm lỗ hổng từ các báo cáo kết quả kinh doanh của các bộ phận; rút ngắn tầm với và thu hẹp phạm vi của các bộ phận đã sa đà ra khỏi lĩnh vực truyền thống, quên mất giá trị cốt lõi của tập đoàn. Để lấy lại truyền thống văn hóa DN, ông thường xuyên tổ chức hội thảo, thuyết trình về đường lối chiến lược, mục tiêu của Cty hướng tới. Ông luôn lấy con người làm trong tâm và luôn tâm đắc với câu nói: "tư tưởng không thông vác bình tông không nổi".


Vĩ thanh

Khó khăn và thách thức. Nhưng có một điều lạ tôi nhận thấy là các doanh nhân VN vẫn tràn đầy lạc quan. Cả một đống tiền ra đi trong chốc lát và thế giới đã từng chứng kiến những vụ việc tự giải thoát nợ nần hoặc tiếc của bằng tự tử. Nhưng các doanh nhân VN ở các thành phần tuổi tác vẫn điềm tĩnh và tự tin tìm giải pháp. Qua thời gian thử thách, có lẽ họ đã trưởng thành. Thành bại trong ngắn hạn đối với họ không còn quan trọng. Đây là dịp họ dừng lại, suy nghĩ và đánh giá lại, viết lại một bài học, định vị lại chính bản thân và DN mình, củng cố ý chí, thắp lên niềm tin và đi tiếp. Tôi nghĩ đó là sức mạnh của VN trong thời đại mới. Như một nhà hiền triết đã nói: "mất của cải, bạn chưa mất gì; mất sức khỏe, ban mất một nửa cuộc đời; mất ý chí, bạn mất tất cả".

 

 

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • 120 doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam
  • Freddie Mac mất 50,1 tỷ USD chỉ trong gần nửa quý
  • "Cứu" thế nào cho trúng ?
  • Nike tạm dừng đặt hàng ở 32 nhà máy trên toàn cầu
  • Thêm 2 doanh nghiệp xuất cá tra được "gỡ oan"
  • Thành lập Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Sĩ
  • Nhiều chính sách ưu đãi với doanh nghiệp EU và Việt Nam
  • Soco lùi kế hoạch khai thác dầu mỏ tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao