Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dấu chấm hết cho Indochina Airlines?

picture
Indochina Airlines đã ngừng thai khác từ cuối tháng 11/2009.

Chỉ chờ Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định cuối cùng, hãng hàng không Đông Dương (Indochina Airlines) của nhạc sỹ Hà Dũng sẽ chính thức bị xóa sổ.

Trao đổi với VnEconomy, ông Võ Huy Cường, Trưởng ban Vận tải hàng không (Cục Hàng không Việt Nam) cho rằng: sau một thời gian dài không có khả năng hoạt động theo giấy phép kinh doanh, Indochina Airlines chắc chắn sẽ bị khai tử.

Ông Cường còn cho hay, gần đây các văn bản của Cục yêu cầu hãng hàng không này báo cáo về tình hình hoạt động đều không được hồi đáp. Các lãnh đạo của Indochina Airlines cũng không thể liên lạc được.

Thêm vào đó, theo quy định của pháp luật sau 24 tháng kể từ khi đi vào khai thác, Indochina Airlines sẽ phải có chứng chỉ nhà khai thác hàng không (AOC). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, hãng vẫn chưa đạt được yêu cầu này.

Do vậy, việc rút giấy phép đối với Indochina Airlines chỉ là thủ tục cuối cùng, vì thương quyền vận chuyển, giấy phép bay của hãng đều đã bị rút. Từ ngày 31/10/2009, hãng cũng đã ngừng mọi hoạt động xúc tiến thương mại…, nên sự tồn tại của Indochina Airlines chỉ là trên danh nghĩa.

Cục Hàng không cũng đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo về hiện trạng của Indochina Airlines và nhận định rằng hãng này rất khó có khả năng tiếp tục duy trì hoạt động. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải đến thời điểm này vẫn chưa ra quyết định cuối cùng.

Indochina Airlines là hãng hàng không tư nhân được cấp phép thành lập vào ngày 30/5/2008. Đến ngày 25/11/2008, hãng này đã thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên.

Khi được cấp thương quyền, Indochina Airlines đăng ký bay 8 chuyến mỗi ngày trên các đường bay Hà Nội - Tp.HCM và Tp.HCM - Đà Nẵng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lượng khách sụt giảm, Indochina Airlines đã phải cắt giảm một nửa số máy bay và tần suất bay cũng giảm xuống chỉ còn 2 chuyến/tuần. Đến giữa năm 2009, hãng chỉ còn khai thác đường bay duy nhất là Tp.HCM và Hà Nội với một chiếc máy bay.

Sau tròn một năm hoạt động, cuối tháng 11/2009, Indochina Airlines đã phải trả lại cho đối tác chiếc máy bay thuê cuối cùng.

Liên quan đến khoản nợ của Indochina Airlines với các đối tác cung ứng xăng dầu, suất ăn, đại lý… ông Cường cho rằng sẽ phải giải quyết theo con đường tòa án.

Mới đây, tại Tp.HCM, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã chính thức khởi kiện Indochina Airlines lên tòa án để đòi khoản nợ có giá trị tới 1,3 triệu USD.

(Theo Vneconomy)

  • MB, Viettel và câu chuyện đồng hành
  • Beeline: "Hot" và sốc có đáng đồng tiền?
  • Vinamilk đạt top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2011
  • Doanh nghiệp con của Vinashin đề nghị ân hạn thuế
  • Vụ tranh mua EVN Telecom: Hanoi Telecom "kêu cứu" Chính phủ
  • Dây chuyền sơn nhôm Eurowindow đạt tiêu chuẩn bảo hành của sơn Tiger
  • DN thép: Khó khăn chồng chất
  • TP Hồ Chí Minh có thêm 20.413 doanh nghiệp mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao