Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đâu là cơ hội cho doanh nghiệp năm 2012?

Lạm phát và sức mua giảm đã khiến tỷ lệ tồn kho của nhiều mặt hàng tăng mạnh. Vậy đâu là cơ hội cho các doanh nghiệp năm 2012?

 

Năm 2011 gần khép lại nhưng những khó khăn vẫn còn bỏ ngỏ đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia kinh tế tại Hội thảo “Kịch bản kinh tế Việt Nam 2012: Đâu là cơ hội”, ngày 9/12, nhìn nhận, cơ hội chỉ đến với những doanh nghiệp dám thay đổi.

Tận dụng thị trường nội địa, tăng xuất khẩu các mặt hàng lợi thế giúp DN tăng trưởng tốt năm 2012. Ảnh: TNLinh.

Một cổ, nhiều tròng!
Ông Trương Đình Tuyển, thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, ước tính số doanh nghiệp ngưng hoạt động tăng khoảng 21%, khoảng 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ “chết lâm sàng” đã tác động mạnh vào thu nhập của người lao động. Những nguyên nhân đó đã khiến hàng tồn kho đến tháng 10/2011 tăng khoảng 21% so với cùng kỳ năm 2010. Các mặt hàng tồn kho đáng lo là: xi măng vôi vữa, giường, tủ, bàn ghế, giày dép,  mô tô, xe máy và thức ăn gia súc. Trong đó, nhiều mặt hàng tồn trên 80%.

Bên cạnh một lượng lớn hàng tồn kho, theo ông Tuyển, doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác. Đó là việc giảm đầu tư và hậu quả của lạm phát năm 2011 sẽ tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp trong năm 2012. Bởi chính việc cắt giảm đầu tư để giảm lạm phát sẽ khiến tăng trưởng giảm. Theo nghị quyết Quốc hội, năm 2012, lạm phát sẽ về dưới 10% và tăng trưởng GDP đạt mức 6%. Những chỉ số về vĩ mô này tiếp tục khiến thị trường chứng khoán, bất động sản chưa thể phục hồi nhanh và tác động không nhỏ đến sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành liên quan. Trong khi đó, lãi suất vẫn còn cao càng khiến sản xuất thêm nhiều sức ép.

Cạnh tranh bằng lợi thế

Dù năm 2012, theo nhận định của tiến sĩ Phạm Minh Trí, Tổng giám đốc Bến Thành Land, là khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhưng nhiều chuyên gia khẳng định, nếu biết thay đổi, doanh nghiệp vẫn có thể tận dụng nhiều cơ hội để vượt lên. Ông Tuyển cho rằng “cơ hội cho doanh nghiệp trong năm sau đã hé mở, dù chưa nhiều. Đầu tiên là lạm phát giảm dần sẽ kéo lãi suất giảm. Cùng với đó, Chính phủ sẽ có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và có chủ trương trình Quốc hội miễn giảm thuế”. Ngoài ra, kinh tế thế giới dù phục hồi chậm nhưng vẫn được dự báo hơn năm 2011, nên các mặt hàng như nông thủy sản, dệt may, dày dép… vẫn có khả năng xuất khẩu tốt. Những mặt hàng mà Thái Lan do lũ lụt gây ra đã không thể đẩy mạnh xuất khẩu sẽ là cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012. Cùng với đó, làn sóng đầu tư vào Việt Nam của Nhật Bản cũng khiến cơ hội đến với doanh nghiệp nhiều hơn.

Nhưng các chuyên gia cũng nhấn mạnh, nếu doanh nghiệp không tự tái cấu trúc thì cơ hội sẽ nhanh chóng vuột khỏi tay. “Trong khi nhiều sản phẩm ế thì một số sản phẩm vẫn tăng trưởng cao, như thuốc chữa bệnh, thực phẩm, công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Thế nên khó khăn là cơ hội để doanh nghiệp cải cách, tái cơ cấu”, chuyên gia Lê Đăng Doanh nói. Còn ông Tuyển cho rằng, trước tiên doanh nghiệp phải rà soát lại kế hoạch kinh doanh gắn với kế hoạch tài chính và sự vận động của dòng tiền, nên tập trung vào những sản phẩm có khả năng tăng trưởng, tiêu thụ nhanh để thu hồi vốn sớm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải tự mở rộng thị trường nội địa và tăng xuất khẩu các mặt hàng có thể thay thế Thái Lan, xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

“Quan trọng nhất là phải tái cấu trúc doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường”. (Ông Trương Đình Tuyển, thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia).

Hà Phương // Báo Đất Việt

  • Doanh nghiệp thép vượt khó
  • Air Mekong tăng chuyến bay và khuyến mại vé dịp Tết
  • Hãng tàu đồng loạt tăng phí xếp dỡ
  • Gói cước tỷ phú 2 của Beeline được duyệt
  • Nhà mạng lớn “khó bảo” hơn
  • Cổ phần hóa Petro Vietnam, TKV, EVN, VNPT, Vinashin trước 2020
  • EVN Telecom về Viettel là “hết sức bình thường”
  • Phô mai Con bò cười sản xuất tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao