Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư 1 tỉ USD cho cảng nước sâu Kê Gà

Mũi Kê Gà, nơi dự kiến sẽ xây dựng một cảng nước sâu vào cuối năm nay

Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa cho biết, hiện tập đoàn đang phối hợp với một đơn vị xây dựng của Tây Ban Nha triển khai khảo sát thực địa tại vị trí xây các bến của cảng nước sâu Kê Gà tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.  

Theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã được Chính phủ phê duyệt, cảng Kê Gà (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) sẽ là một trong những cảng nước sâu quan trọng nhất khu vực Trung Trung Bộ. Đây sẽ là nơi trung chuyển hàng hóa quan trọng cho các tỉnh trong khu vực và Bình Thuận.

Kê Gà sẽ là cảng đa chức năng, có thể vận chuyển từ 50.000 - 80.000 tấn hàng hóa mỗi năm. Tàu hàng nghìn tấn có thể cập cảng và neo đậu an toàn. Chiều dài của cảng Kê Gà là 2,3 km với tổng diện tích 366 ha; trong đó 70 ha trên đất liền và 296 ha mặt nước biển. Hiện nay bản thiết kế con đường từ cảng Kê Gà đi tỉnh Đắk Nông đã được TKV đo vẽ xong, việc cắm mốc cũng đã hoàn thành cơ bản.

Để triển khai dự án cảng nước sâu Kê Gà, UBND tỉnh Bình Thuận đã quyết định thu hồi, ngưng triển khai đối với 12 dự án du lịch nằm bên trong ranh giới cảng. Dự kiến TKV sẽ chi khoảng 400 tỉ đồng tiền bồi thường cho các dự án du lịch bị giải tỏa.

Theo chỉ đạo mới đây của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, dự kiến giai đoạn 1 của dự án sẽ được khởi công vào cuối năm nay với hạng mục một phần đoạn đê chắn sóng, 3 bến cảng với công suất bốc dỡ 3,5 triệu tấn hàng/năm. TKV sẽ hoàn thành phần xây dựng giai đoạn 1 trong vòng 2 năm.

Theo tính toán mới đây của đơn vị tư vấn, tổng vốn đầu tư cả 3 giai đoạn của dự án đến nay đã tăng lên khoảng 20.000 tỉ đồng (khoảng trên 1 tỉ đô la Mỹ), tăng khá nhiều so với dự kiến vốn ban đầu khoảng 700 triệu đô la Mỹ. Riêng giai đoạn 1 có vốn đầu tư khoảng 4.100 tỉ đồng.

Dự án cảng Kê Gà được chia thành 3 giai đoạn. Công suất bốc dỡ giai đoạn 1 sau 2 năm xây dựng sẽ đạt 3,5 triệu tấn/năm, gồm 3 bến cảng như bến xuất, bến nhập hàng hóa và một bến dành để bốc dỡ xuất khẩu alumin, các tuyến kè và một phần đê chắn sóng.

Dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn tất cả 3 giai đoạn xây dựng với tổng công suất bốc dỡ được nâng lên khoảng 35 triệu tấn/năm.   

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Khánh thành nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á
  • EVN : Tiết kiệm từ khâu truyền tải
  • Khách sạn BMC Ngọc Hồi : Tiên phong đón đầu
  • Hãng xe Volvo muốn nâng cấp hình ảnh
  • Nissan thu hồi mẫu Frontier 2010 vì lỗi giá gắn ghế trẻ em
  • Ngày 25/8: Bàn giao Nhà máy nhựa Polypropylene đầu tiên tại Việt Nam
  • Nhà máy điện gió Bạc Liêu được bổ sung vào danh mục Quy hoạch điện VI
  • Tiết kiệm điện ở Công ty cổ phần xi-măng Hải Vân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao