Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư trên 800 tỷ đồng xây dựng nhà máy xi măng tại Nghệ An

Hôm nay (25/11), tại xã Hội Sơn, Huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán PVX) và Công ty Cổ phần Xi măng Dầu khí 12/9 đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng, thay đổi công nghệ, nâng công suất Nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 lên 1.500 tấn clinker/ngày (đạt sản lượng 550.000 tấn xi măng/năm, công suất hiện tại gần 90.000 tấn/năm).

Đó là sự kiện nằm trong chuỗi các sự kiện lớn của ngành Dầu khí chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961- 27/11/2009).

Dự án thay đổi công nghệ (từ lò đứng sang lò quay), bổ sung thiết bị, nâng công suất Nhà máy Xi măng 12/9 do Công ty CP Xi măng Dầu khí 12/9 thuộc Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam - đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư trên 800 tỷ đồng, thời gian thực hiện 18 tháng.

Nhà máy được xây dựng trên diện tích 15,7ha tại xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An. Dự án thay đổi công nghệ, bổ sung nâng cao công suất Nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường; Với công nghệ sản xuất mới, nồng độ bụi thải sẽ đạt được yêu cầu cho phép, môi trường khu vực được đảm bảo.

Nhà máy Xi măng 12/9 được xây dựng từ năm 1966. Trước khi cổ phần hóa vào năm 2006, Nhà máy do tỉnh Nghệ An quản lý. Hiện tại, Công ty CP Xi măng Dầu khí 12/9 có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, gồm các cổ đông lớn là Công ty CP Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (chiếm 50% vốn điều lệ), Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (chiếm gần 36% vốn điều lệ), Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí (chiếm 11% vốn điều lệ), và các cổ đông cá nhân khác.

Việc khởi công xây dựng công trình hôm nay là mốc tiến độ quan trọng trong tổng tiến độ thi công của công trình để hoàn thành xây lắp trong năm 2010 và cho ra sản phẩm trong quý I năm 2011. Dự án xây dựng Nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 là dự án trọng điểm của Tổng công ty PVC tại tỉnh Nghệ An. Khi dự án hoàn thành sẽ đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu xi măng trong khu vực. Nhà máy nằm trên tuyến quốc lộ 7A, cách cửa khẩu Nậm Cắn chưa đến 200 km, sẽ là điều kiện thuận lợi để phục vụ dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Luông Prabang (công suất 1.200MW) của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại nước bạn Lào.

Bên cạnh đó dự án sẽ góp phần tạo nhiều việc làm, tăng thu ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định và ngày càng phát triển đời sống nhân dân trong vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực huyện Anh Sơn nói riêng và vùng miền núi Tây Nghệ An nói chung, theo đúng Đề án “phát triển xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định ngày 15/6/2005.

(Theo H.A // Hanoimoi Online)

  • S-Fone “thay máu”
  • Hãng Sony tràn đầy lạc quan với dòng tivi 3D
  • Sản xuất camera quan sát đầu tiên ở Việt Nam
  • Làm rõ nợ của các doanh nghiệp ngành giao thông
  • ICD Tân Cảng Sóng Thần: Doanh nghiệp đầu tiên trên cả nước nhận chứng chỉ ISO 9001: 2008
  • 220 triệu USD cho Nhà máy Đạm Cà Mau
  • Công ty Protrade và tập đoàn YCH: Ký kết hợp đồng liên doanh thành lập Trung tâm kho vận
  • Bất chấp khủng hoảng, GE sẽ thu lợi từ cho vay nợ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao