Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN hướng đến môi trường thân thiện

Tình trạng đổ trộm rác thải vẫn thường xuyên xảy ra

Tình trạng đổ trộm rác thải vẫn thường xuyên xảy ra
Đứng trước thực trạng về vấn đề môi trường hiện nay, cũng như làm thế nào để giúp DN vừa phát triển được kinh tế, vừa đảm bảo được yếu tố môi trường. Đây là bài toán khó đòi hỏi cần có sự chung tay từ các cơ quan ban ngành, các cấp chính quyền...
 
Xuất phát từ thực tế đó, báo DĐDD kết hợp với UBND huyện Thủy Nguyên tổ chức cuộc hội thảo vào ngày 2/6/2009 với chủ đề “giải pháp để DN vừa đảm bảo sản xuất, vừa đảm bảo yếu tố môi trường”. Trước ngày diễn ra hội thảo, DĐDN có cuộc phỏng vấn một số lãnh đạo cơ quan liên quan cũng như một số ý kiến đại diện cho DN về việc bảo vệ môi trường.


Bà Trần Thị Nga - Phó Chủ tịch UBND huyện Thuỷ Nguyên: Cơ quan chức năng cần làm tốt công tác tuyên truyền.

Thuỷ Nguyên là huyện có dân số đông, diện tích tự nhiên trên 242,7 km. Do đặc điểm về địa hình, Thuỷ Nguyên có tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, đặc biệt thích hợp đối với các ngành công nghiệp như đóng tàu, khai thác tài nguyên khoáng sản... Huyện Thuỷ Nguyên cũng là nơi tập trung nhiều KCN như KCN Minh Đức - Bến Rừng, KCN Nam Cầu Kiền... Trên thực tế, còn khá nhiều DN chưa "mặn mà" với công tác bảo vệ môi trường - nhận thức của họ về môi trường chưa cao, chế tài phạt chưa đủ mạnh. Trong khi đó, tồn tại một hiện thực khá lớn như bụi, chất thải rắn, tiếng ồn... tại các DN. Điều này càng làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đặc biệt là trực tiếp tới sức khoẻ người dân. Mặc dù công tác tuyên truyền đã được phổ biến, nhưng chưa thực sự có hiệu quả vì không được tuyên truyền liên tục. Theo tôi, vấn đề bảo vệ môi trường cần phải làm ngay, phải coi là công việc cần thiết của chung tất cả mọi người. Năm 2005, Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. Căn cứ Luật bảo vệ môi trường, Nghị định 80, 81 của Chính phủ quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính... thì hầu hết các DN trên địa bàn đã tuân thủ quy định của pháp luật. Đối với DN trước khi triển khai dự án đều đã thực hiện đánh giá tác động môi trường, có cam kết bảo vệ môi trường. Định kỳ có quan trắc môi trường, kịp thời khắc phục những ảnh hưởng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.


Đứng về phía UBND huyện, tôi cho rằng việc tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong các cơ quan, DN và đến mọi người dân. Cần tạo điều kiện để mọi người hiểu và có ý thức tự giác trong bảo vệ môi trường tại cộng đồng.


Cần làm tốt công tác quy hoạch nhằm tạo điều kiện cho các DN đầu tư và phát triển dự án theo đúng quy hoạch đã duyệt. Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan để thẩm định, đánh giá tác động môi trường của các dự án. Hãy thực hiện chiến lược, chương trình kế hoạch ngay từ bây giờ để bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện cũng như đảm bảo những yêu cầu về sản xuất của DN.
 

Ông Nguyễn Đức Đáng - Thượng tá Trưởng phòng Cảnh sát môi trường (PC 36) Công an thành phố Hải Phòng: DN cần nâng cao tính phòng ngừa


Nói một cách thẳng thắn là DN chưa thực sự mặn mà đối với công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường, phòng ngừa ngăn chặn các hành vi xâm phạm, hủy hoại môi trường.


Trên thực tế, công tác của lực lượng Cảnh sát Môi trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng cho thấy tác hại, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do ý thức chấp hành của một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng dân cư, cũng như một số DN chưa tốt, tính tự giác chưa cao. Nhiều cá nhân còn chạy theo lợi nhuận cục bộ, bỏ qua trách nhiệm về môi trường, không tuân thủ các quy định của Nhà nước về xử lý chất thải, về thủ tục cũng như quy trình của luật môi trường. Bởi nếu tuân thủ thì DN sẽ phải dành ra một khoản tiền không nhỏ cho việc đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải... Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa hướng dẫn DN một cách đầy đủ và kịp thời về các quy định của Nhà nước, nên các DN còn lúng túng trong thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật... Đây cũng là lí do dẫn đến hiệu quả quản lý của cơ quan  nhà nước chưa cao.


Để DN thực sự quan tâm và gắn kết DN với môi trường, thì điều trước tiên là DN phải nâng cao tính dự báo, phòng ngừa trong bảo vệ môi trường. Riêng với các cơ quan nhà nước cũng như lực lượng cảnh sát môi trường, cần nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hướng cho DN tính tự giác chấp hành, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước cùng với DN để thực thi luật bảo vệ môi trường.


Các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Qua đó, phát hiện kịp thời những nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường, và cũng để DN có biện pháp khắc phục sửa chữa. Riêng đối với các DN và cá nhân cố tình vi phạm, cần kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cũng như nâng cao tính tự giác, ý thức chấp hành của DN và cá nhân.


Theo tôi, việc bảo vệ môi trường là của chung các DN và cộng đồng toàn dân. Ở đây, chúng ta cần giúp DN hiểu và ý thức được rằng: môi trường chỉ có thể được đảm bảo khi có được sự đồng thuận, nhất trí cao giữa các cơ quan nhà nước, cộng đồng dân cư, DN và tất cả mọi người trong xã hội. Do vậy chúng ta hãy chung sức, chung lòng hành động tích cực để bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
 

Ông Nguyễn Xuân Quang - Trưởng phòng ATLĐ Cty đóng tàu Phà Rừng: Cần có tiếng nói chung từ các DN


Bảo vệ môi trường là một quá trình dài lâu, nếu không có tiếng nói chung từ các DN, từ các cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt là công tác tuyên truyền, sự góp sức từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các cơ quan báo chí, truyền thông thì thật khó để tuyên truyền vận động mọi người, mọi DN, mọi tổ chức làm tốt công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường.


Theo tôi, cần có sự gắn kết giữa các DN với nhau, chẳng hạn như cùng tổ chức hội thảo, hội nghị, các lớp học về luật bảo vệ môi trường... để từ đó cùng xem xét bàn bạc, tìm ra cách tháo gỡ cho từng DN.


Cần có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, các cấp các ngành có liên quan, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các lớp phổ biến về luật môi trường để mọi người nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường của chính DN mình, và cho cộng đồng dân cư... Tất nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi phải có thời gian, công sức, đặc biệt là sự chung sức của tất cả DN. Bởi vấn đề bảo vệ môi trường không phải chỉ đơn thuần tại địa bàn huyện mà còn là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội.
 

Ông Nguyễn Đức Vũ - TGĐ Tập đoàn tàu thủy Nam Triệu: Môi trường phải đặt lên hàng đầu


Theo quan điểm của tôi, dù muốn hay không, thì môi trường phải được DN thực sự quan tâm và đặt lên hàng đầu.


TCty Nam Triệu luôn chú trọng tới việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là công đoạn xử lý. Bởi nói đến ngành đóng tàu, thì khó tránh khỏi những ô nhiễm như các chất thải từ kim loại, từ sơn, giẻ lau tàu, những ô nhiễm từ các chất làm sạch tàu... Quan trọng nhất vẫn phụ thuộc vào thái độ cũng như trách nhiệm của từng công nhân, của DN. Và, điều không thể thiếu trong DN vẫn là thực hiện các giải pháp tốt ngay từ khi các chất thải được thải ra ngoài.


Với TCty Nam Triệu, những công đoạn đó phải được xử lý ngay trong nhà kín. Tất cả đều được thực hiện theo một quy trình từ trong ra ngoài. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường phải được phổ biến rộng rãi tới từng công nhân, từng phân xưởng. Truyền đạt cho họ từ ý thức đến trách nhiệm của từng người trong công tác môi trường. Vấn đề này Tcty Nam Triệu làm rất tốt. Đặc biệt Tcty Nam Triệu luôn hướng tới trồng cây xanh, và dành riêng 6 ha để trồng cây xanh, hiện nay đã trồng được hơn 3 ha...


Trong tình hình khó khăn chung hiện nay, vẫn biết để hướng tới phát triển môi trường bền vững, cần có các chi phí đầu tư lớn cho những dây chuyền thiết bị hiện đại. Và, không phải một sớm một chiều là DN có thể làm ngay được. Nhưng không phải vì thế mà DN có thể bỏ quên công tác bảo vệ môi trường. Với Tcty Nam Triệu, các quá trình đầu tư về thiết bị hiện đại đang được hướng tới với mục tiêu: đầu tư nhằm đảm bảo môi trường tốt hơn. Khó khăn sẽ phải khắc phục thôi - vì lợi ích chung của cộng đồng, vì một môi trường trong sạch, DN cần ý thức hơn ai hết về điều này.
 

Ông Phạm Bình San - Phó giám đốc Cty Xi măng Hải Phòng: Hai mặt của một vấn đề


Theo tôi đã đến lúc các DN cần phải thực hiện nghiêm chỉnh và tuân thủ đối với pháp luật trong việc bảo vệ môi trường. Đây không chỉ là cơ hội mà còn là điều kiện để DN tồn tại và phát triển. Vì vậy, quan tâm đến môi trường không chỉ là nhiệm vụ của nhà quản lý mà còn là nghĩa vụ thực hiện của toàn thể những người lao động. DN cần làm mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa công tác này. Có như vậy thì DN mới phát triển được, đời sống và điều kiện làm việc của người lao động cũng được đảm bảo. Vì thế người ta mới cho rằng môi trường và sự phát triển của DN là hai mặt của một vấn đề không thể tách rời.


Riêng Cty Xi măng Hải Phòng  làm rất tốt công tác bảo vệ môi trường. ngay từ khi thiết kế dự án Cty đã phân tích đánh giá khách quan tác động của dự án tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội để chọn giải pháp đầu tư thiết bị nhằm kiểm soát hiệu quả các yếu tố gây ô nhiễm do hoạt động sản xuất của nhà máy gây ra và đưa ra một sản phẩm thân thiện với môi trường. Dây chuyền sản xuất của Cty là dây chuyền tiên tiến, hiện đại...Vì thế, việc bảo vệ môi trường là việc làm mang tính cần thiết không thể thiếu trong mỗi DN. Và, để làm được điều này thì DN cần mạnh mẽ hơn trong công tác bảo vệ môi trường.

 

(Theo Thành Huế // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đạt lợi nhuận 8,5 tỷ đồng
  • Sabeco ra mắt nhãn bia chai Saigon Lager
  • Đoàn DN tỉnh Aichi (Nhật Bản) tìm kiếm cơ hội đầu tư
  • Hãng xe Opel được cứu
  • Norilsk Nickel lỗ 555 triệu USD
  • Công ty CP đóng tàu Sông Cấm đẩy mạnh xuất khẩu tàu vào thị trường châu Âu, châu Á- Thái Bình Dương
  • Airbus kỷ niệm 40 năm thành lập chương trình máy bay đầu tiên
  • Ban Lãnh đạo General Motors (GM) họp khẩn trước giờ G
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao