Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN ngành dược: Lợi nhuận khả quan

Không thuộc nhóm cổ phiếu nóng, cổ phiếu dẫn dắt thị trường như bất động sản hay ngân hàng, song nhóm cổ phiếu ngành dược vẫn là một trong những nhóm cổ phiếu top đầu có sức hút mạnh đối với giới đầu tư. Đây cũng là nhóm ngành có kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2009.

Ông Lương Văn Hoá, Chủ tịch HĐQT CTCP Dược Cửu Long


Năm 2009, CTCP Dược Cửu Long (mã DCL) đã đầu tư trên 234 tỷ đồng để xây dựng Nhà máy sản xuất viên nang Capsul II và Nhà máy sản xuất kháng sinh thế hệ mới. Hai nhà máy này đã kết thúc việc xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động. Nhà máy Capsule II chuyên sản xuất vỏ nang rỗng capsule, công suất 2,25 tỷ viên/năm. Nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin là nhà máy thứ 5 trực thuộc Công ty, đã được Cục Quản lý Dược Việt Nam cấp giấy chứng nhận là Nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, GLP, GSP, chuyên sản xuất các sản phẩm dược dạng viên nén, viên bao phim, viên nang cứng, thuốc bột và thuốc cốm chứa kháng sinh nhóm Cephalosporin với giá trị sản lượng 500 tỷ đồng/năm. Dự kiến doanh thu của DCL năm 2009 đạt trên 550 tỷ đồng, lợi nhuận 70 tỷ đồng và tỷ lệ cổ tức là 25%.

Từ năm 2010, Công ty sẽ triển khai nhiều dự án mới, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể, từ năm 2010 - 2012, Công ty sẽ đầu tư 10 triệu USD cho Dự án nhà máy cao su y tế, chuyên sản xuất găng tay y tế khám bệnh và phẫu thuật, sản lượng 150 triệu chiếc/năm; găng tay vệ sinh an toàn thực phẩm, sản lượng 150 triệu chiếc/năm… DCL cũng sẽ đầu tư 55 tỷ đồng vào Dự án nhà máy sản xuất dụng cụ y tế mở rộng (VIKIMCO), dự án xây dựng 15 chi nhánh trực thuộc Công ty trong cả nước đạt tiêu chuẩn nhà phân phối thuốc tốt (GPP) cũng sẽ được DCL khởi động từ năm 2010 với tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Lớ, Chủ tịch HĐQT CTCP Dược Hà Tây

Với kết quả kinh doanh tính đến giữa tháng 12, có thể nói CTCP Dược Hà Tây (mã DHT) sẽ vượt kế hoạch doanh thu năm 2009, đạt khoảng 550 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 15 tỷ đồng. Hiện nay, việc tiêu thụ các sản phẩm khá thuận lợi, nên Công ty liên tục phải tăng nhập nguyên liệu. Với kết quả kinh doanh tăng trưởng khá, DHT dự kiến trả tỷ lệ cổ tức năm nay là 20%.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngay trong quý I/2010, Công ty sẽ đầu tư hơn 10 tỷ đồng hiện đại hoá dây chuyền sản xuất thuốc đông dược. Dự kiến sau 6 tháng,  sẽ cho ra một số sản phẩm mới, cũng như nâng cao chất lượng nhiều sản phẩm thuốc đông dược hiện có của DHT. Đây là cơ sở để năm 2010, DHT đề ra mục tiêu tăng doanh thu khoảng 10% và lợi nhuận hơn 5% so với năm 2009. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc theo các bài thuốc cổ truyền của dân tộc, có nguồn gốc thảo dược, ít tác dụng phụ cho người sử dụng… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc CTCP TRAPHACO


Tính đến thời điểm này, có thể tự tin khẳng định CTCP TRAPHACO (mã: TRA) hoàn thành kế hoạch kinh doanh được ĐHCĐ thông qua hồi đầu năm. Ước doanh thu năm 2009 của Công ty đạt 770 tỷ đồng (trong đó doanh thu hàng sản xuất độc quyền phân phối là 530 tỷ đồng), lợi nhuận tăng ít nhất 20% so với năm 2008, đạt khoảng 50 tỷ đồng. Năm 2009, Công ty đã thực hiện triển khai 5 sản phẩm mới và các sản phẩm này đang được tiêu thụ rất tốt.

Đầu tháng 12/2009, TRA đã thực hiện việc tăng giá bán 3 sản phẩm thuộc dòng sản phẩm Boganic, dự kiến việc tăng giá này sẽ giúp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thêm 50% vào năm 2010. Dòng sản phẩm này hiện đóng góp khoảng 20% vào tổng doanh thu, đem lại lợi nhuận chính cho TRA.

Mới đây, Công ty chính thức nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng công trình Chi nhánh tại Nam Định và đây là chi nhánh thứ 3 của TRA. TRA cũng đang triển khai đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất tại các chi nhánh tỉnh, thành phố.

Bà Lê Năm, Phụ trách công bố thông tin CTCP Dược phẩm OPC

Tính đến hết tháng 11, doanh thu  của CTCP Dược phẩm OPC (mã OPC) ước đạt 334 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 65 tỷ đồng. Với kết quả này, trong năm 2009, Công ty dự kiến đạt tổng doanh thu 360 tỷ đồng, bằng 156 % so với kế hoạch và lợi nhuận trước thuế đạt 65 tỷ đồng, bằng gần 160% so với kế hoạch. Năm nay, OPC dự kiến sẽ trả cổ tức ở mức 20% bằng tiền mặt, trong đó, đã tạm ứng đợt 1 là 10% và Công ty đang làm thủ tục để trả cổ tức đợt 2/2009.

Ngày 27/12 tới đây, Công ty sẽ chính thức khởi công dự án nhà máy dược phẩm mới tại Bình Dương với vốn đầu tư 160 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có 60 tỷ đồng, phần vốn còn lại dự kiến vay của các ngân hàng là 100 tỷ đồng.  Trong giai đoạn 1, Công ty  đã đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất cồn tinh luyện; giai đoạn 2, sẽ triển khai xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm OPC và dự kiến hoạt động đầu năm 2012. Bên cạnh đó, OPC sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất tại 1017 Hồng Bàng, quận 6, TP. HCM, thành trung tâm thương mại, dịch vụ và cao ốc văn phòng.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • EVN cần 715.000 tỷ đồng để thực hiện Quy hoạch điện VI
  • Jetstar Pacific Airlines đối mặt với khủng hoảng
  • Intel ngậm ngùi nộp bạc tỷ để thoát kiện tụng
  • Ả-rập Saudi và Mỹ đạt thỏa thuận trị giá 10,8 tỷ USD
  • Oracle đặt niềm tin vào EU
  • Việt Nam là điểm đến hấp dẫn các công ty Canada
  • Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ vận hành
  • Doanh nghiệp “lách luật” trốn bảo hiểm thất nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao