Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Jetstar Pacific Airlines đối mặt với khủng hoảng

Hàng loạt vấn đề đang xảy ra với Jetstar Pacific Airlines (JPA), hãng hàng không nội địa lớn thứ hai tại Việt Nam. Vừa gặp rắc rối từ phía cơ quan quản lý nhà nước vì việc sử dụng thương hiệu và biểu tượng của hãng hàng không giá rẻ Úc Jetstar Airways, JPA lại đang bị cục Hàng không Việt Nam giám sát và thanh tra toàn diện công tác an toàn hàng không. Việc thanh tra này bắt đầu từ ngày 5.11, ngay sau khi cục nhận được đơn tố cáo từ một cựu kỹ sư người nước ngoài bị đuổi việc khỏi hãng hàng không Jetstar từ 15.9.2009. Ngay giữa lúc rối ren này, ngày hôm qua, JPA chấp nhận đơn từ chức khỏi vị trí tổng giám đốc của ông Lương Hoài Nam. Ông Lê Song Lai, phó tổng giám đốc tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), sẽ ngồi lên chiếc ghế nóng này kể từ ngày hôm nay (11.11).

An toàn hay không?

Trả lời phỏng vấn của Sài Gòn Tiếp Thị vào ngày hôm qua, ông Lai cho biết vẫn đang chờ báo cáo từ các phòng vé, nhưng tiên liệu là những tin tức về cuộc điều tra tiêu chuẩn an toàn hàng không có thể khiến cho hoạt động kinh doanh của hãng bị ảnh hưởng ngay lập tức. Ông cho biết, công ty vẫn khẳng định thực thi đầy đủ quy trình kiểm tra máy bay và các tiêu chuẩn an toàn. “Cục Hàng không cho biết sẽ đưa ra kết luận vào ngày 15.11. Chúng tôi mong muốn có kết quả càng sớm càng tốt, vì để lâu chừng nào tổn hại đến uy tín của hãng chừng đó.”

Cuộc điều tra của cục Hàng không được tiến hành hai ngày sau khi nhận được một đơn tố cáo của Bernard John McCune, một kỹ sư người Úc đã làm việc tại JPA từ tháng 3.2006 và vừa bị cho thôi việc ngày 15.9. Đơn tố cáo này cho rằng JPA buông lỏng và không tuân thủ đúng các quy trình và tiêu chuẩn bảo dưỡng đảm bảo an toàn bay.

Ngay sau khi tin tức về đơn tố cáo gửi Cục hàng không của ông McCune được tung ra báo chí, JPA đã đưa ra một thông cáo, cho rằng: “Jetstar Pacific tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn bay theo như quy định của nhà chức trách tại Việt Nam, cục Hàng không Việt Nam, tiêu chuẩn của tập đoàn Qantas – một trong những hãng hàng không an toàn nhất thế giới”.

Hãng này cho biết ông McCune bị sa thải vì có vấn đề về hiệu suất công việc, và việc sa thải được tiến hành theo đúng quy định của công ty.

Trong khi đó, cục Hàng không đã xác nhận về cuộc thanh tra đột xuất, toàn diện. Ông Lại Xuân Thanh, phó cục trưởng cục Hàng không, nói với báo giới rằng nếu nội dung đơn tố cáo trên là đúng thì sự việc là rất nghiêm trọng và JPA có thể bị rút giấy phép.

Để có một góc nhìn khách quan đối với sự việc, Sài Gòn Tiếp Thị đã liên hệ với ông Peter Harbison, chủ tịch trung tâm Nghiên cứu hàng không châu Á Thái Bình Dương có trụ sở tại Sydney, Úc. Tuy không đưa ra được bình luận về các sự kiện vì không có đủ thông tin, ông Harbison cho rằng “Tôi nghi ngờ rằng hãng hàng không có thể lơ là những thủ tục về bảo dưỡng, vì đây là những việc rất dễ dàng phát hiện ra. Bên cạnh đó, Jetstar có một thương hiệu rất lớn cần phải bảo vệ, vì thế họ khó có thể lơ là. Mặc dù vậy, có một số khu vực khi sự việc không phải luôn luôn rõ ràng trắng đen, và có thể đó là chỗ sự khác biệt xuất hiện”.

Ông Harbison nói: “Sẽ là sai nếu cho rằng một hãng hàng không giá rẻ thì có xu hướng cắt giảm, làm ẩu, đặc biệt là trong trường hợp này là một công ty con của một hãng hàng không nổi tiếng”.

Vì sao “thay ngựa giữa dòng”?

Trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, việc thay đổi người đứng đầu hãng hàng không, có vẻ như đang tạo thêm khủng hoảng cho công ty.

Ông Lương Hoài Nam đã từng giữ chức trưởng phòng phát triển thị trường của Việt Nam Airlines (VNA) trước khi được giao quản lý hãng hàng không Pacific Airlines, tên cũ của Jetstar Pacific. Vào thời điểm đó, Pacific là một công ty con của Việt Nam Airlines và đã liên tục thua lỗ trong một thời gian dài. Sự tham gia của ông Nam và việc công bố lỗ của hãng hàng không này dẫn đến kế hoạch tái cơ cấu lại Pacific Airlines, trong đó, phần lớn số vốn của hãng được giao về cho SCIC quản lý, và 30% được bán cho đối tác nước ngoài là Jetstar Airways, công ty con của hãng hàng không khổng lồ Qantas. Pacific Airlines chính thức được đổi tên thành Jetstar Pacific vào ngày 23.5.2008. Hiện nay, 73% vốn thuộc về sở hữu trong nước (trong đó 70% là của SCIC, số còn lại là Saigon Tourist và ông Lương Hoài Nam nắm 0,04%) Jetstar Airways nắm 27%, dự kiến sẽ tăng lên 30%. Cho đến nay, Qantas đã đầu tư 45 triệu USD vào Jetstar Pacific.

Pacific Airlines đã tạo ra một cú hích lớn trên thị trường khi tung ra mô hình hàng không giá rẻ vào năm 2005, với cơ cấu giá vé được đa số các hãng hàng không chi phí thấp sử dụng, cho phép người mua vé sớm được mua mức vé rất rẻ. Giá tăng dần lên vào thời điểm sát với ngày bay, nhưng vẫn đảm bảo thấp hơn hàng không chính thống như Việt Nam Airlines khoảng 30%. Ông Nam cho biết thời điểm phát triển mạnh nhất, Jetstar Pacific chiếm đến 25% thị phần bay nội địa.

Hiện nay, JPA có sáu chiếc máy bay, đều là máy bay thuê khô (thuê máy bay, không thuê phi công, bảo hành, bảo trì…). Hãng này đang phục vụ trên bảy tuyến bay nội địa.

Kể từ khi hãng này khoác thêm thương hiệu nước ngoài, không ít vụ việc ầm ĩ đã xảy ra với JPA. Đáng kể nhất là việc công ty cổ phần xăng dầu hàng không Vinapco, một công ty con của VNA, bị phạt 3 tỉ đồng vì đơn phương ngừng cung cấp nhiên liệu cho Jetstar Pacific – “đứa con lạc loài” đã quay đầu trở thành đối thủ – khiến cho 5.000 hàng khách của hãng này bị ảnh hưởng.

Gần đây nhất, VNA khiếu nại lên cục Hàng không và bộ Giao thông, cho rằng JPA không có quyền sử dụng thương hiệu của Jetstar Airways trong các đường bay nội địa mà Jetstar Airways không được phép khai thác.

Bên cạnh những rắc rối trong cuộc cạnh tranh với VNA, JPA cũng có những vụ lôi thôi khiến cho hình ảnh của hãng xấu đi trong con mắt hành khách, trong đó có tình trạng chậm trễ, dịch vụ kém, đặc biệt sau một vụ kiện ầm ĩ giữa một khách hàng tàn tật mà công ty từ chối không chuyên chở.

Ông Nam cho biết ông đã đệ đơn xin từ chức từ vài tháng nay, vì “quá mệt mỏi”. Ông từ chối bình luận thêm về những chuyện đang xảy ra, nhưng ông duy trì ý kiến cho rằng VNA đã và đang tạo ra một cuộc cạnh tranh thiếu lành mạnh đối với JPA. Trong khi đó, ông Lai, người kế nhiệm của ông, cũng từ chối bình luận về mối quan hệ phức tạp của hai đối thủ cạnh tranh cùng thuộc quyền sở hữu nhà nước này. Ông nói: “Chúng tôi chỉ cố gắng phục vụ khách hàng tốt hơn và mong muốn có cạnh tranh lành mạnh”.

Ông Lai cho biết trong mấy tháng qua, JPA giằng co trong tình trạng hoà vốn, có tháng có lãi và có tháng lỗ. Mặc dù tỷ lệ chuyên chở hành khách cao, từ 86 – 90% trên mỗi chuyến bay, hãng này cho rằng quá khó để có lãi trong điều kiện giá dầu vẫn cao và tình trạng hai tỷ giá hối đoái hiện nay. “Chúng tôi thu đầu vào bằng đồng Việt Nam nhưng chi bằng ngoại tệ. Rất khó để chúng tôi tồn tại trong điều kiện hiện nay.

( Theo SGTT Online)

  • Intel ngậm ngùi nộp bạc tỷ để thoát kiện tụng
  • Ả-rập Saudi và Mỹ đạt thỏa thuận trị giá 10,8 tỷ USD
  • Oracle đặt niềm tin vào EU
  • Việt Nam là điểm đến hấp dẫn các công ty Canada
  • Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ vận hành
  • Doanh nghiệp “lách luật” trốn bảo hiểm thất nghiệp
  • Cơ hội cho Sfone đang được tính bằng ngày
  • Wells Fargo hoàn trả 25 tỷ USD cho chính phủ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao