Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN nhỏ và vừa: Chính sách hỗ trợ ngoài tầm với

Ngay cả các cơ quan chức năng còn bối rối trong xây dựng các văn bản hướng dẫn chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), thì dễ hiểu vì sao các đối tượng thụ hưởng khó tiếp cận các chính sách này.
 
Trao đổi với báo chí bên lề Hội thảo Các giải pháp đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp, do Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tổ chức vào cuối tuần qua, với sự tài trợ của Ngân hàng TMCP Quân đội, ông Nguyễn Chí Sỹ, Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội đã nhắc tới một “quãng đường xa” để đi từ chính sách của Chính phủ đến với thực tế.

“Chính sách hỗ trợ DNNVV thực ra đã có từ khi Nghị định 90/2001/NĐ-CP ra đời, với rất nhiều chương trình hỗ trợ khác nhau. Hàng năm, Chính phủ cũng đã chi rất nhiều tiền cho chương trình xúc tiến thương mại, nhưng phần lớn DNNVV vẫn không tiếp cận được”, ông Sỹ nói.

Đây là một thực tế mà chính các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã phải thừa nhận. Đơn cử như theo quy định của Nghị định 90/2001/NĐ-CP, các quỹ bảo lãnh tín dụng đã được thành lập, nhưng hoạt động không mấy hiệu quả.

Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV được quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP, một chương trình trợ giúp khá toàn diện và đầy đủ đã được xây dựng cụ thể tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP, cũng như tại Nghị quyết số 22/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ DNNVV. Tuy vậy, sau 1 năm ra đời, Nghị định 56/2009/NĐ-CP vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Thậm chí, theo thông tin của ông Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch VACD, một khảo sát gần đây của VACD cho thấy, có tới 80% doanh nghiệp được hỏi cho biết, họ không biết Chính phủ có những chính sách hỗ trợ gì dành cho DNNVV và họ sẽ được hưởng lợi gì trong số những chính sách đó.

Trên một khía cạnh khác, việc đưa các giải pháp này từ chính sách thành hành động thực tế cũng là cả một vấn đề. “Chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vấn đề vốn đã được đề cập trong Nghị định 90/2001/NĐ-CP bằng sự hình thành Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Nghị định 56/2009/NĐ-CP lại đề xuất việc thành lập Quỹ Phát triển DNNNV. Nhưng theo tôi, ý tưởng tốt đẹp này đang gặp rất nhiều khó khăn để trở thành hiện thực”, ông Đỗ Duy Chính, Giám đốc Công ty Thép Thanh Bình HPC nói và cho rằng, việc hình thành vốn cho Quỹ Phát triển DNNVV cũng sẽ khó khăn tương tự việc thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng như trước đây.

Cũng theo ông Chính, mặc dù Nghị định 56/2009/NĐ-CP đưa ra rất nhiều giải pháp hỗ trợ DNNVV, nhưng trước mắt, có lẽ sẽ chỉ áp dụng được đối với giải pháp hỗ trợ đào tạo, còn các giải pháp khác thì không dễ triển khai. “Hai năm 2008-2009, nhiều doanh nghiệp khó khăn, đáng lẽ các ngân hàng phải hỗ trợ để doanh nghiệp có vốn, tạo điều kiện vực dậy doanh nghiệp, nhưng thực tế việc hỗ trợ các DNNVV tiếp cận vốn, tài chính là rất khó. Hiện nay cũng vậy, DNNVV vẫn khó tiếp cận vốn ngân hàng”, ông Chính nói.

Khó khăn của các DNNVV là điều đã được khẳng định bấy lâu nay. Việc Nghị định 56/2009/NĐ-CP, cũng như Nghị quyết 22/NQ-CP ra đời có thể coi là một bước tiến mới khẳng định quyết tâm của Chính phủ, cũng như các cơ quan quản lý về việc hỗ trợ các DNNVV phát triển. Song thực tế cũng đã cho thấy, quá trình triển khai Nghị định 56/2009/NĐ-CP còn nhiều khó khăn. Các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Chính bởi vậy, việc doanh nghiệp “kêu” khó tiếp cận chính sách hỗ trợ là điều dễ hiểu.

Giải pháp hiện thời là phải đẩy nhanh việc xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể và kịp thời, cũng như sự phối kết hợp của các bộ, ngành, địa phương trong đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ DNNVV.

(Theo Nguyên Đức // Báo đầu tư)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao