Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN sản xuất mũ bảo hiểm đang "sống dở, chết dở"

Mới đây, tập thể các DN nhựa có tham gia sản xuất mũ bảo hiểm (MBH) tại TP HCM đã gửi đơn kiến nghị, kêu cứu đến Chính phủ và các bộ ngành liên quan về vấn nạn MBH giả, nhái khiến các DN chân chính “sống dở, chết dở”.

Các DN này cho biết, đây là lá đơn thứ 3 của họ gửi ngành chức năng trong 2 năm qua. Dù Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có văn bản chỉ đạo, trả lời DN nhưng vấn nạn MBH giả, nhái ngày càng gia tăng, gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho các DN, đẩy họ vào tình thế bỏ sản xuất MBH, hoặc phải sản xuất MBH giả, nhái.

Làm thật lỗ thật

Ông Hồ Lê Phong - Phó Giám đốc Cty TNHH nhựa Chí Thành, một DN lớn đang có nhiều MBH uy tín trên thị trường với thương hiệu “Chita” than thở: Với Nghị định 34/CP của Chính phủ về quy định đội MBH, Cty ông và các DN nhựa khác đã đầu tư vốn, nhân lực sản xuất MBH. Tuy nhiên, do các loại MBH rởm, MBH biến tướng tràn lan với giá cực thấp, làm cho các loại MBH thật không thể cạnh tranh.

Riêng nhựa Chí Thành năm 2008 đã đầu tư trên 10 tỉ đồng cho sản xuất MBH, tuyển hơn 200 công nhân mà nay chỉ giữ lại khoảng 50 người, công việc cầm chừng, mỗi tuần chỉ làm 2 ca. Ông Phong giải thích, một MBH đúng chất lượng phải được bán với giá trên 100.000 đồng/chiếc thì DN mới có thể duy trì sản xuất. Trong khi giá MBH rởm chỉ từ 20.000 đồng đến 35.000 đồng/chiếc. Đặc biệt nghiêm trọng là trong khoảng 1 năm trở lại đây, thị trường tràn lan MBH “biến tướng”. Gọi như vậy là vì loại mũ này không thể gọi là MBH được bởi: “Nếu là MBH rởm thì ít nhất nhìn bên ngoài trông cũng giống MBH thật với màu sắc, tem giả... Còn loại mũ này chỉ là một cái gáo nhựa phế liệu, thậm chí không có cả phần xốp”. Có cái thì ghi là “mũ thể thao”, “mũ cho người đi bộ”... nhưng hầu hết không in chữ gì; có cái thì có bọc simili nhưng có cái chỉ sơn cho đẹp và đương nhiên dùng tay bóp mạnh cũng vỡ ngay. Ưu thế thị trường của loại mũ này là rất nhẹ, màu sắc và kiểu dáng đẹp, giá chỉ 15 - 20.000 đồng/chiếc. Và điều quan trọng là loại mũ này dùng đi mô tô xe máy vẫn không bị CSGT thổi phạt.

Các DN so sánh thiệt hại của những Cty lớn như Cty nhựa Chí Thành tuy nặng nhưng cũng vẫn còn đỡ, bởi các Cty nhựa vừa sản xuất MBH vừa sản xuất nhiều sản phẩm khác nên có thể chuyển công nhân sang dây chuyền khác, tạm sống qua ngày. Bi đát nhất là những DN, cơ sở “bỏ tất cả trứng vào một giỏ” - trút toàn bộ vốn liếng chỉ để sản xuất duy nhất MBH. Ông Nguyễn Hùng- chủ cơ sở Đức Huy - thương hiệu MBH “Xteen” là một trường hợp như vậy. Liên lạc mãi ông Hùng mới chịu tiếp PV với lý do rất tuyệt vọng: “Chúng tôi đã kêu than quá nhiều, tập thể đã ký nhiều đơn kiến nghị, cũng đã có rất nhiều tờ báo, đài truyền hình đến phỏng vấn quay phim... nhưng vấn nạn MBH rởm còn tăng hơn trước”.

Ông Hùng cho biết gia đình ông đã gom góp vốn liếng hơn 10 tỉ đồng đầu tư sản xuất MBH. “Lãi thì chưa thấy, chỉ thấy ngày càng lỗ nặng, nhất là từ giữa năm 2010 đến nay khi thị trường xuất hiện MBH biến tướng (đã nêu trên- PV).

Chặt chẽ” sản xuất, buông lỏng thị trường”

Các DN cho rằng thiệt hại của DN do nguyên nhân chính là ngành chức năng đã thiếu biện pháp mạnh khi thực hiện quy định về đội MBH, làm cho MBH rởm, MBH biến tướng tràn lan.

Ông Phong chia sẻ: Nhà nước đã rất chặt chẽ với chất lượng MBH, khi ngay từ cuối năm 2008, MBH sản xuất ra phải được Trung tâm đo lường chất lượng (phía Nam là Trung tâm 3, phía Bắc là Trung tâm 2) kiểm định và dán tem CR. Việc kiểm tra cứ 6 tháng một lần tận  nơi sản xuất MBH. DN chân chính dù mệt và phải đầu tư nhiều nhưng yên tâm sản xuất. Thế nhưng, oái oăm là việc kiểm định, kiểm tra sản xuất chặt chẽ vậy, nhưng việc kiểm tra kiểm soát việc bán và  sử dụng MBH thì lại quá lỏng lẻo nên MBH rởm, MBH biến tướng bán tràn lan, sử dụng thoải mái... Trong khi nhiều người tiêu dùng nhận thức còn hạn chế, tham rẻ, mà không ngần ngại sử dụng các loại MBH rởm, MBH biến tướng dù những loại mũ này nguy hiểm hơn cả không đội do mảnh vỡ của mũ rất dễ đâm vào mặt, vào đầu người đội.

Trước thực trạng này, các DN khẩn thiết yêu cầu ngành chức năng thực hiện các quy định của pháp luật, thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và của DN. Đừng để các DN tuyệt vọng khi  “kêu than mãi mà không được gì”.

Nghị định 34/CP đã quy định rất rõ là bắt buộc đội MBH khi ngồi trên mô tô - xe máy, nên CSGT cần phải thổi phạt những ai sử dụng những loại biến tướng của MBH, không phải là MBH khi ngồi mô tô xe máy tham gia giao thông. Đặc biệt, khi việc nhận biết các loại mũ “không phải MBH” rất dễ dàng, người thường cũng có thể nhận ra.

(Theo Phạm Nguyễn // Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao