Doanh nghiệp luôn mong muốn ổn định để chú tâm sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không ít DN lại gặp những tai họa từ những cuộc tấn công từ những lực lượng ở nơi khác đến.
Những kiện cáo, thị phi luôn khiến các DN bị phân tâm, nguy hại hơn còn bôi xấu hình ảnh, làm giảm giá trị, gây bất ổn khiến DN bị nhấn chìm. Đứng trước tình huống đó, mỗi DN đã tự xác định cho là một cuộc chiến để giữ mình.
Kêu chưa thấu?
Trong một tuần qua, lãnh đạo và tổ chức đoàn thể của Công ty Sứ Hải Dương đã liên tiếp có đơn kêu cứu bảo vệ công ty và thương hiệu Sứ Hải Dương (SHD) gửi đến cơ quan chức năng thể hiện tính chất nóng bỏng của sự việc đang diễn ra.
Sự thể khởi điểm bằng "cuộc tấn công từ bên ngoài" khi có đơn kiện tố cáo nhiều nội dung từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, quản trị và cá nhân lãnh đạo SHD. Các thông tin này sau đó còn được lan truyền nhanh gây ra tác động rất xấu đến tâm lý nhân viên, khách hàng, gây bất ổn và ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của DN.
Trước cú tấn công bất ngờ, DN này đã xác minh thông tin tố cáo công khai và ngày 9/10, đã có đơn kêu cứu lên tỉnh Hải Dương khẳng định các nội dung tố cáo không đúng sự thật. SHD khẳng định, quá trình tái cơ cấu DN đang được thực hiện hiệu quả. Đưa SHD từ một DN thua lỗ trở thành có lãi ngay trong năm đầu tiên có nhà đầu tư chiến lược.
Trong các năm 2010 - 2011, DN tiếp tục phát triển, mở rộng sản xuất, thị trường phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận, thu nhập người lao động tăng lên... Năm 2012, khi kinh tế khó khăn, DN vẫn ổn định và không phải vay vốn ngân hàng.
Thế nhưng, những bất ổn mới từ kiện cáo, thông tin xấu không chính xác đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của DN. Lãnh đạo DN này cho rằng, những thông tin này xuất hiện ngay sau khi có quyết định bán vốn nhà nước tại DN này cho thấy một âm mưu bôi xấu, gây bất ổn để "dìm" DN nhằm thâu tóm với mục đích lớn hơn chiếm đoạt tài sản nhà nước mà cụ thể là lợi thế từ khu đất vàng rộng hàng chục ngàn mét vuông mà DN này đang đặt cơ sở sản xuất.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi sự việc được giải quyết thì DN tiếp tục đối mặt với nhiều bất ổn, ảnh hưởng đến hình ảnh và hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Ủy viên HĐQT, Trưởng Phòng thị trường của SHD, những thông không chính xác về DN lan rộng khiến cho không ít khách hàng lo lắng. Chúng tôi đã giải thích nhưng nếu tình hình này tiếp tục kéo dài thì kinh doanh sẽ gặp khó khăn.
Bà Hằng cho biết, các thông tin tố cáo không chính xác. Ví dụ nói giám đốc thuế xe riêng sang trọng, tốn kém nhưng thực chất là xe thuê là dùng để vẫn chuyển người và hàng hóa giữa DN và chi nhánh Hà Nội. Đây là chiếc xe 9 chỗ cũ, ngoài dùng đưa đón người, trong đó có giám đốc thì còn tận dụng để chở nguyên liệu và hàng hóa rất tiện lợi và tiết kiệm. Hay như việc tố cáo lãnh đạo sử dụng 412 triệu đi du lịch ở Đức nhưng chính tôi tham gia đoàn này, mỗi người chỉ tạm ứng 1500 USD, sau đó về thanh toán tổng chuyến đi chỉ là 99 triệu.
Ông Nguyễn Văn Điểm, kế toán trưởng SHD cũng cho biết, những con số tài chính mà các thông tin phản ánh chưa chuẩn, sai nhiều chỗ. Những thông tin này sẽ ảnh hưởng không có lợi cho công ty.
Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch công đoàn SHD cũng cho biết, người lao động cũng bị tác động buộc chúng tôi phải họp từng đơn vị để giải thích rõ. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng và gây bất lợi trong việc tuyển lao động mới. Chúng tôi chỉ mong muốn mọi việc sớm được làm rõ để DN ổn định phát triển.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Mậu, Bí Thư đảng ủy SHD cho biết, những thông tin này đang gây bất lợi cho hoạt động của DN. Chúng tôi nghi ngờ đây là hoạt động phá hoại của một nhóm đầu tư muốn boi xấu, gây bất ổn để thâu tóm DN vì những lợi ích khác. "Chúng tôi đang sản xuất ổn định, DN phát triển, thu nhập người lao động tăng lên, ngay cả khi khó khăn vẫn vững vàng, không phải vay vốn ngân hàng, không nợ nần. Nếu ai muốn đầu tư hợp tác sao không đến đặt vấn đề với DN, với các cổ đông hiện tại mà lại có những hoạt động gây bất ổn đáng ngờ như thế?".
Cuộc chiến để giữ mình
Chính vì thế, ông Mậu cho biết, ngày 15/10, SHD đã tiến hành họp toàn bộ Đảng đoàn và xác minh lại một lần nữa các thông tin tố cáo và khẳng định đó là thông tin không đúng. Chúng tôi đã báo động về tình hình của DN trước công chúng. Hệ quả là là gây ra nhiều khó khăn cho SHD như: hình ảnh và uy tín DN bị hạ thấp, khách hàng lo ngại, ngân hàng không ký tiếp hợp đồng tín dụng, nhà cung cấp rút ngắn công nợ, công nhân không dám vào DN làm việc...
Chính vì thế, Đảng đoàn của DN một lần nữa gửi đơn kêu cứu gửi lên tỉnh Hải Dương và các đơn vị liên quan để mong giải quyết những bất ổn từ đơn thư tố cáo, thông tin không chính xác gây ra. Làm rõ các nội dung và động cơ gây bất ổn để tạo điều kiện cho DN ổn định phát triển sản xuất, giữ lại DN và thương hiệu Sứ Hải Dương là nơi làm việc sinh sống và gắn bó của hàng trăm người lao động và cả ngàn người liên quan. Bên cạnh đó, tiếp tục đề nghị SCIC hoãn bán vốn, tỉnh hộ trợ DN di dời và trả lại đất cho địa phương khai thác đạt hiệu quả cao nhất.
Câu chuyện của SHD hôm nay gợi nhờ lại cuộc chiến tự bảo vệ mình của Công ty dươc Hà Tây trước sự xâm lấn của Dược Viễn Đông cách đây vài năm
Hẳn những ai tâm tâm tới thị trường chứng khoán (TTCK) đều biết đến vụ việc thao túng giá chứng khoán của ông Lê Văn Dũng, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc DVD. Với án phạt 4 năm tù và đang tiếp tục bị khởi tố để điều tra hành vi làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, vụ việc đã gần như khép lại.
Tuy nhiên, điều mà không ít người còn nhắc đến là thảm họa mà các vụ kiện tụng đã gây ra khi ông Dũng và nhóm cổ đông thân tín từ Dược Viễn Đông (DVD) tìm cách thâu tóm Dược Hà Tây (DHT). Theo cáo buộc của cơ quan chức năng, trong 1 thời gian dài, ông Dũng cùng một số người đã thao túng giá 2 loại cổ phiếu là DVD và Dược phẩm Hà Tây (Công ty DHT), mua đi bán lại 2 cổ phiếu này theo hình thức khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với khối lượng lớn nhằm tạo thanh khoản giả. Theo đó, ông Dũng đã đề ra mục tiêu và thâu tóm, sáp nhập một số công ty dược phẩm vào DVD, trong số này có DHT để tạo giá trị ảo cho cổ phiếu DVD nhằm thu hút nhà đầu tư...
Đi cùng với nguy cơ thâu tóm đó, DHT và lãnh đọa của DN này cũng chịu rất nhiều thông tin kiện cáo, những thị phi nhằm bôi xấu và hạ thấp ut tín. Đây được xem là một vụ làm giá và thâu tóm thù địch mà DHT là một nạn nhận. Và cho đến hôm nay, rất nhiều vấn đề của câu chuyện cũ được nhìn thấy trong sự việc của SHD.
Với vụ việc của DHT, người ta đã nhận thấy sự dũng cảm và quyết liệt của Lê Văn Lớ (lãnh đạo Dược Hà Tây) trong việc chống đỡ và đi đến chiến thắng trong một cuộc chiến đi vào lịch sử chứng khoán Việt Nam. Còn ông Lê Văn Dũng đã khiến âm mưu của ông Dũng thất bại, DVD rơi xuống vực thẳm.
Từ những câu chuyện cũ, cho đến những vấn đề của hôm nay, điều cần thiết nhất vẫn luôn là sự minh bạch và đúng đắn của pháp luật để bảo vệ DN. Tuy nhiên, trong một cuộc chiến, bên cạnh nỗ lực của DN luôn cần sự vào cuộc hỗ trợ kịp thời của cơ quan quản lý để phân định mọi việc rõ ràng.
(Theo Ngọc Sơn // VEF)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com