Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp Bình Dương sẽ vượt qua khó khăn

Các chuyên gia kinh tế giao lưu và trả lời câu hỏi của DN

Tại diễn đàn doanh nghiệp diễn ra sáng 14-5 tại Sân Gol Sông Bé, hơn 100 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã có buổi giao lưu và trao đổi cởi mở với Tiến sĩ (TS) Lê Đăng Doanh, Chuyên viên Cao cấp Kinh tế của Chính phủ, TS Mai Hữu Tín, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit về chủ đề “Giải pháp để giảm suy thoái và chủ động hội nhập kinh tế”.


Mở đầu buổi giao lưu, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài phát biểu khá ấn tượng với các DN Bình Dương khi cho rằng, theo ông, làm kinh tế chúng ta cũng có thể theo phương châm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đánh giặc ngoại xâm là đánh nhanh thắng nhanh, đánh nhỏ thắng nhỏ, đánh chắc thắng chắc. DN nên chú ý đến những vấn đề nhỏ nhất để tạo đà cho sự thành công. Ví dụ, một dây chuyên sản xuất nào đó có lợi thì ta làm. Các DN cần tìm những giải pháp mới cho mô hình sản xuất kinh doanh của mình trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra, có thể chú ý nhiều tới thị trường nội địa chẳng hạn. Theo ông Doanh, sự phục hồi của kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố cả trong và ngoài.


Về chủ quan, chúng ta cần đẩy mạnh cải cách, tìm kiếm thị trường mới. Rõ ràng cách người Mỹ cứ vay tiền rồi tiêu dùng hết sức rộng rãi lâu nay sẽ thay đổi và người Mỹ sẽ bắt đầu có những thay đổi như vậy. Về lâu dài, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn bậc nhất thế giới nhưng cách tiêu dùng của người dân Mỹ chắc chắn sẽ phải điều chỉnh. Điều đó buộc chúng ta phải đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới, có thể là ở châu Á và Đông Nam Á, ngoài ra cố gắng vươn tới các thị trường khác như Trung Đông hay Mỹ Latinh… Mặc dù DN nói chung sẽ tiếp tục đối đầu với những khó khăn chung của nền kinh tế nhưng ông Doanh tin rằng, với sự năng động và sáng tạo của các DN Bình Dương, các DN sẽ thành công trong tương lai.


Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói, niềm tin của khách hàng đã giảm sút đáng kể với việc mua hàng hóa, nhất là các mặt hàng ô tô. Do đó, các DN sẽ phải đối đầu với sự thay đổi từ tiêu dùng đến các đối tác, nhất là lĩnh vực xuất khẩu. Trả lời câu hỏi “Vài trò điều hành quản lý Nhà nước như thế nào để giúp DN vượt qua khó khăn?”. Ông Doanh cho rằng, chúng ta không thể quay lại thị trường nội địa ngay được mà cần có lộ trình để chú ý đến thị trường trong nước. Các DN cần hợp tác chặt chẽ với các hiệp hội để cùng vươn lên. “Với giải pháp 1 tỷ USD hỗ trợ kích cầu cho vay, tôi cho rằng là một giải pháp rất phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Do đó, đây là những cải cách rất mạnh mẽ của Chính phủ trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế đã đem lại nhiều hiệu quả tốt”-ông Doanh nói. Trả lời câu hỏi, dự báo đến khi nào nền kinh tế hồi phục, ông Doanh cho biết, năm nay chúng ta sẽ có tăng trưởng dương, đây là điều đáng mừng so với các nền kinh tế khác như Nhật, Singapore. Tuy nhiên, chúng ta hồi phục kiểu gì? Theo ông Doanh, có 4 kịch bản cho nền kinh tế phục hồi là chữ V (đi xuống rồi đi thẳng lên), chữ U (đi xuống tận đáy rồi đi lên), W (đi xuống rồi đi lên, lại tiếp tục đi xuống rồi đi lên), L (đi xuống và nằm như vậy luôn). Trong 4 kịch bản đó, hình chữ V là tốt nhất. Tuy nhiên, liệu có diễn ra kịch bản chữ V không, theo ông Doanh là khó.  Ông Doanh nhắn gửi: “Chúng ta không nên nghĩ ngày mai sẽ phục hồi mà hãy phấn đấu hết sức mình. Bởi hiện nay, chúng ta có 2 xu thế một là đi lên, hai là đi xuống. Tôi nghĩ rằng, chúng ta hết sức phấn đấu, không nên chủ quan, phải tiết kiệm tối đa và lạc quan tin tưởng vào tương lai”.


Cũng câu hỏi này, TS Mai Hữu Tín cho rằng, DN cần tiếp tục nỗ lực sản xuất, phối hợp chặt chẽ để vươn lên. Bởi sự phục hồi kinh tế phụ thuộc vào cả chúng ta và các nền kinh tế lớn như Mỹ. Ông Tín nói: “Theo tôi, đến giữa năm 2010 mới có khả năng phục hồi”. Còn ông Nguyễn Lâm Viên thì lạc quan: “Với gói kích cầu của Chính phủ, tôi tin tưởng rằng, chúng ta sẽ vượt qua được khó khăn”. Ông Viên nói: “Gói kích cầu là một động thái kịp thời của Chính phủ. Nếu chúng ta tập trung quá nhiều vào thị trường xuất khẩu thì sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, chúng ta cần xây dựng tốt cái móng, cái gốc ở thị trường nội địa để tạo sự phát triển tốt hơn”.

(Theo HỒ VĂN // Báo Bình Dương)

  • Cholimex Foods đầu tư 7 tỉ đồng tạo hình ảnh mới
  • HP thu hồi 70.000 pin laptop
  • Sanyo “ra mắt” xe đạp điện mới
  • ACB hoạt động ổn định và có lợi nhuận cao
  • Sinh viên giao lưu với CEO nổi tiếng
  • Công ty Cổ phần Sợi Quang Việt: Khởi công nhà máy sản xuất sợi quang đầu tiên ở Đông Nam Á
  • Phú Mỹ Hưng sắp chào bán Riverpark Residence
  • Sparton (Mỹ) mở rộng sản xuất ở Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao