Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp đau đầu chuyện mất tên

Trong thời đại mà một cú click chuột có thể làm nên… lịch sử, việc bị nhái tên, mất tên càng trở nên nghiêm trọng đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đã và đang định vị mình qua cả không gian ảo.
 

Giao diện website tocdep.vn, một tên miền danh tiếng về thời trang tóc hiện đang bị một doanh nghiệp cùng kinh doanh trong ngành mỹ phẩm tóc nhái tên.

Năm 2011, doanh nghiệp khó khăn vì xoay vốn, vì kinh tế suy thoái nói chung và thị trường tiêu thụ sút giảm. Khi miếng bánh bé đi thì mức độ cạnh tranh để có được một miếng bánh càng trở nên quyết liệt. Đã thế, năm 2011, nhiều doanh nghiệp còn đau đầu bởi chuyện bị nhái thương hiệu, bị mất tên – cũng là một hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong thời đại mà một cú click chuột có thể làm nên… lịch sử, việc bị nhái tên, mất tên càng trở nên nghiêm trọng đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đã và đang định vị mình qua cả không gian ảo.

 

Khổ vì cái… “đuôi”

Đại diện một doanh nghiệp đã từng bị nhái tên miền trong không gian ảo cho biết bước sang năm 2012, việc đầu tiên ông làm là sẽ thuê một bộ phận IT chăm sóc vấn đề tên miền của doanh nghiệp. Theo đó, ông sẽ cho bộ phận này rà soát và tìm cách đàm phán để mua lại tên miền mang thương hiệu của doanh nghiệp ông sao cho “đủ bộ sưu tập”, để không còn ai “có cửa” làm mưa làm gió trên… thị trường ảo bằng tên thương hiệu mà doanh nghiệp ông đã đăng ký bảo hộ, nhưng ông lại không làm gì được vì “nó có cái… đuôi khác”.

Nghe rõ là… lẩm cẩm, nhưng hóa lại đó là trường hợp khá thông thuộc, phổ biến với rất nhiều doanh nghiệp. Thông thường, khi đăng ký tên miền (domain), nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường lấy đuôi .vn là tên miền quốc gia để xác định xuất xứ, lãnh thổ. Một số doanh nghiệp đăng ký song song hai tên miền đuôi .vncom.vn, tên miền đầu đã đảm bảo xuất xứ, tên miền sau vừa đảm bảo xuất xứ vừa đảm bảo tính “toàn cầu”. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tính toán “đủ bộ sưu tập”, và muốn tính toán để đăng ký đầy đủ các… đuôi cũng không dễ. Đó chính là kẻ hở để các “thương hiệu tặc” tấn công những tên miền của các doanh nghiệp nổi tiếng. Đòn tấn công rất đơn giản: Chỉ cần đăng ký một tên miền đuôi .com - là đuôi tên miền thường được miễn phí, được hưởng những ưu đãi khi xuất hiện tra cứu trên Google và trên các dịch vụ seach internet khác – cộng thêm phần tên thương hiệu giữ nguyên. Lập tức tên miền “nhái” đã có thể hiển thị song song, thậm chí hiển thị trước nhất trên Google, khi từ khóa tìm kiếm xuất hiện. Đòn tấn công này vừa thông dụng, rẻ tiền, mà lại rất hiệu quả và các doanh nghiệp hầu như không làm gì được. Hoặc, một cách khác là vẫn giữ nguyên tên đó, đuôi đó, chỉ cần thêm một dấu gạch trên, dưới, ngang, giữa, hoặc thêm một ký tự tắt…, là đã có một “khai sinh” y hệt nhưng vẫn được cho là “khác biệt” mà các doanh nghiệp dù được “bảo hộ” cũng chỉ biết… kiện củ khoai.

Mobifone, một thương hiệu viễn thông được Roland Schatz, CEO Tập đoàn Truyền thông quốc tế Media Tenor, đánh giá là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam, là một trường hợp bị tấn công điển hình theo cung cách này. Nếu gõ Mobifone, trên Gogle sẽ xuất hiện 2 tên miền đuôi com.vn và đuôi .vn dẫn đến trang chủ Mbifone, và một tên miền đuôi .com dẫn đến… trang chuyên bán nội thất, rèm cửa của doanh nghiệp Hàn Quốc. SJC, thương hiệu vàng miếng chiếm hơn 80% thị phần vàng miếng Việt Nam và hiện đang trên đường chuyển đổi thành thương hiệu vàng quốc gia SBV, cũng bị một doanh nghiệp của Mỹ chuyên về Tư vấn kỹ thuật (cũng có tên là SJC) cắt đuôi .vn, chỉ giữ lại đuôi .com. Nhiều người tiêu dùng lấy làm “đau khổ” vì mỗi lần muốn vào trang SJC để tra cứu giá vàng, đã phải mấy thời gian thoát ra khỏi trang chuyên về dịch vụ hosting, dịch vụ thiết kế web của Mỹ này. Những ai không rành về internet, sau những vụ tốn kém thời gian như vậy thì mất luôn cả “cảm hứng” và sự tin cậy về việc tra cứu thông tin trên mạng. Một số người cũng tự đặt câu hỏi là không biết liệu thương hiệu vàng SJC có biết và quan tâm đến việc này không, hay tới đây khi đã chuyển thành vàng miếng SBV, thì SJC sẽ yên tâm nhẹ gánh vì sẽ không còn phải chịu cảnh “chung tên” trên ngôi nhà mạng cùng một “anh” có domain tương tự ở cách nửa vòng trái đất? Người “nhiều chuyện” còn đặt vấn đề ngược là không biết “anh” SJC của Mỹ có biết có một “anh” SJC của Việt Nam trùng tên với mình trong cùng một cú click chuột ?…

Vô tình – Hữu ý

Việc bắt chước, nhái theo những thương hiệu nổi tiếng, nhất là những thương hiệu có độ “phủ sóng” mạnh từ cộng đồng mạng như Apple, Nokia, Starabucks… vốn đã là “chuyện thường ngày ở huyện”. Chẳng thế mà cư dân mạng đồn đãi Apple từng phải bỏ 4,5 triệu USD cho công ty Xcerion của Thụy Điển chỉ để sở hữu một tên miền tưởng như không liên quan gì đến… quả táo, là icloud, để dùng cho dịch vụ đám mây của mình. Và cũng vì thế mà đã sinh ra cả một “trường phái” những nhà kinh doanh tên miền theo xu hướng dự đoán đâu sẽ là các tên có khả năng dính tới những thương hiệu nổi tiếng trong tương lai, chẳng hạn tiếp theo quả táo, biết đâu những tên miền có nghĩa là quả bưởi, quả ớt, quả lê… đều sẽ có giá hàng triệu đô nếu bạn biết “nẫng tay trên” từ trước. Dĩ nhiên, cũng không loại trừ có một số trường hợp ở Việt Nam có doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tên A, thì ở bất kỳ một thị trường quốc tế nào như Mỹ, Úc, Anh, Trung Quốc, Hàn…, cũng có thể có doanh nghiệp đã, đang hoặc sẽ đăng ký một cái tên A giống hệt. Do đó mới có chuyện chung tên miền, khác “đuôi” và có chuyện đặt ngược vấn đề là ngay chính các doanh nghiệp bị trùng thương hiệu cũng không hề biết trên đời có một thương hiệu tương tự.

Nhưng dù thế nào thì việc nhái tên miền có chủ đích cũng là một trong những cách thức kiếm tiền hoặc PR rất nhanh của doanh nghiệp trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Ở Việt Nam, không nói đến những thương hiệu lớn như Mobi, Hoàng Anh Gia Lai hay VinCom (ngay Vincom cũng đã từng phải tốn phí Luật sư cho một thương vụ nhái tên)…, thì những thương hiệu lâu năm, hoặc đầu đàn trong một số lĩnh vực, ngành nghề, cũng bị “thương hiệu tặc” cố ý dẫm chân. Nếu tìm website của CTCP Cơ điện lạnh (REE) một doanh nghiệp niêm yết kỳ cựu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, người đọc sẽ bị dẫn tới website rao vặt nhà đất có cùng tên tắt là ree. Hay muốn tìm hiểu các phong cách thời trang, cập nhật các xu hướng mới nhất về thời trang tóc, sản phẩm dành cho tóc, dân văn phòng, công sở, các ngôi sao, người mẫu và các nhà tạo mẫu tóc thường vào website tocdep.vn, một địa chỉ hàng đầu về tóc đầu tiên ở Việt Nam, thì nay họ lại khá lúng túng khi xuất hiện thêm một tên miền y hệt, chỉ khác nhau có một dấu gạch ngang, mặc dù tocdep.vn vốn dĩ là một thương hiệu có đăng ký bảo hộ bản quyền hẳn hoi!

Hẳn không phải ngẫu nhiên khi hàng loạt tên miền như Trung Nguyên, Bảo Việt, Agribank, Ree, Tóc Đẹp, Việt Tiến, SJC… đều bị nhái. Theo thói quen của công chúng với một thương hiệu đã dày công xây dựng, khi có một tên miền tương tự, đôi khi khác đuôi, khác dấu, khác một chữ…, chỉ cần mỗi người tiêu dùng click chuột nhầm một lần, là thông tin của thương hiệu nhái đã chuyển tải đến hàng trăm, thậm chí hàng triệu người tiêu dùng đang sử dụng công nghệ thông tin. Thị trường video trực tuyến khi sốt YouTube đã chứng kiến hàng loạt website tương tự được tung ra. Một website cung cấp thông tin của người chủ sở hữu tên miền tại Mỹ đã thống kê lượng khách truy cập vào website nhái lên tới hàng nghìn mỗi tháng. Và cũng “nhờ” sự nhầm lẫn này mà một hiện tượng khiếu nại ngược hy hữu từ website utube.com về việc bị hàng triệu khách hàng của youtube truy cập nhầm vào năm 2006 đã cho thấy sức hấp dẫn và khả năng tăng lượt truy cập từ các thương hiệu mạnh là rất lớn.

Đáng tiếc là ở Việt Nam, dù chăm chỉ làm ăn và cần cù xây dựng thương hiệu, nhưng hiện tại nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đặt hết tâm trí vào chuyện cạnh tranh bằng thương hiệu trong không gian ảo, nơi những công cụ trực tuyến có sức mạnh khôn lường. Năm 2011, Việt Nam chỉ có một vài vụ kiện đình đám về việc mất thương hiệu trong không gian ảo, như vụ café Buôn Mê Thuột mất về tay doanh nghiệp Trung Quốc. Nhiều người tiêu dùng Việt Nam lấy làm tiếc cho những thương hiệu đã mất. Và họ nóng lòng thay cho doanh nghiệp, mong mỏi một sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp đối với chính thương hiệu của doanh nghiệp trong năm 2012, để trả các tên tuổi về đúng vị trí của nó, cũng là trả cho người tiêu dùng quyền được sử dụng những domain “chính hãng”, không còn bị spam thương hiệu. Nhưng trước khi doanh nghiệp ráo riết tự bảo vệ mình cũng như quyền lợi cho các “thượng đế”, có lẽ, đã đến lúc cơ quan quản lý cần quan tâm xây dựng những chế tài cụ thể cho các hoạt động giao dịch mua bán, đàm phán lấy lại tên miền, thương hiệu – những dịch vụ “phái sinh” đang nảy nở trong chính không gian ảo và đang làm lợi cho không ít “sàn giao dịch” trung gian.

(Theo Lục Lê // Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao