Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp - Doanh nhân: Lấy DN làm trọng tâm

Bộ Công thương đã đề xuất một số giải pháp đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2009 tăng 13% (khoảng 72 tỷ USD) theo chỉ tiêu của Quốc hội đã đề ra. Theo đó, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu được coi là trọng tâm trong các chính sách điều hành.

Trước những khó khăn tác động đến xuất khẩu trong năm 2009, Bộ Công thương đã kiến nghị với Chính phủ các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập siêu.

Theo đó, cơ quan này đề nghị triển khai nhanh chóng các biện pháp hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu. Trong đó, chính sách tiền tệ được coi là quan trọng nhằm tạo nguồn vốn tích cực cho các DN thực hiện sản xuất, xuất khẩu. Bộ Công thương đề nghị, năm 2009 cần điều chỉnh lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường; ngân hàng cần nghiên cứu cơ chế khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay xuất khẩu với lãi suất ưu đãi thông qua việc giảm lãi suất tái cấp vốn, hỗ trợ lãi suất và các hình thức hỗ trợ khác. Đây là yếu tố cần thiết nhằm tạo nguồn vốn cho các DN hoạt động sản xuất, xuất khẩu hiệu quả.

Cũng liên quan tới nguồn vốn cho các DN sản xuất, xuất khẩu, Bộ Công thương đề nghị tăng cường công cụ Ngân hàng Phát triển để hỗ trợ DN theo hướng bổ sung nguồn vốn và đơn giản hóa thủ tục cho vay, cụ thể là bổ sung hình thức cho vay tín chấp, thế chấp bằng hàng hóa của DN. Cơ quan này kiến nghị xem xét tiếp tục giảm mức lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu phù hợp với tình hình thực tế và thực sự có tác dụng hỗ trợ các DN trong giai đoạn khó khăn.

Một trong những mong muốn của các DN trong nhiều lĩnh vực là được vay vốn từ nguồn trên. Do đó, Bộ Công thương kiến nghị cần bổ sung danh mục mặt hàng và lĩnh vực được vay vốn đầu tư sản xuất gồm: gạo, dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng, cao su, nhóm hàng cơ khí, sắt thép, các sản phẩm từ gang thép, vật liệu xây dựng và túi xách, valy, ô dù. Bên cạnh đó, ngân hàng cần triển khai nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đối với một số mặt hàng như gạo, nông sản…

Một chính sách khác mà Bộ Công thương kiến nghị cần được thực hiện nhằm hỗ trợ DN trong sản xuất, xuất khẩu là chính sách thuế, trong đó có chính sách thuế nhập khẩu các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nhiều mặt hàng. Cơ quan này liệt kê các mặt hàng nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành cần được hỗ trợ như thuỷ sản, điều nguyên liệu, xơ sợi, mặt hàng nhựa..., nhằm tạo điều kiện cho các DN hạ giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh.

Theo đó, Bộ Công thương kiến nghị, tôm nguyên liệu, điều nguyên liệu, xơ sợi thực hiện thuế nhập khẩu là 0%, miễn thu thuế với vải tiết kiệm (3%) trong may gia công. Nhằm hỗ trợ tốt hơn các DN xuất khẩu sản phẩm gỗ, Bộ Công thương đề nghị xem xét lùi thời hạn thu thuế xuất khẩu đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu được sản xuất từ gỗ nguyên liệu nhập khẩu và tiến tới sẽ loại bỏ thuế xuất khẩu này.

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại là một chính sách đã được thực hiện trong nhiều năm nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để tập trung cụ thể vào từng đối tượng DN, Bộ Công thương sẽ giao cho các cơ quan chức năng thực hiện xúc tiến thương mại theo phương thức tập trung hỗ trợ trực tiếp cho các mặt hàng và hợp đồng xuất khẩu. Các thị trường truyền thống, thị trường lớn, thị trường Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ La tinh... vẫn sẽ được quan tâm để thực hiện xúc tiến xuất khẩu ở cả cấp Chính phủ và DN.

Bên cạnh đó, nhằm hạn chế khả năng rủi ro cho các DN trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái, Bộ Công thương khuyến nghị các DN xuất khẩu cần cẩn trọng trong các hợp đồng xuất khẩu. Vai trò của các hiệp hội ngành hàng cần được thể hiện rõ trong việc này khi thông báo cho các DN rà soát lại các hợp đồng xuất khẩu đã ký, nhất là các hợp đồng dài hạn, hợp đồng có kỳ hạn. DN cũng được khuyến cáo cần liên hệ với các cơ quan thương vụ ở nước ngoài để có thể nắm chắc được khả năng của các đối tác khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhằm giảm thiểu rủi ro.

Với các biện pháp kể trên, Bộ Công thương kỳ vọng năm 2009 mục tiêu xuất khẩu tăng 13% so với năm 2008 sẽ hoàn thành, cho dù biến động của sức mua thị trường là rất lớn.

(Theo Đầu Tư)

  • Đời sống xã hội: Cần sự phối hợp liên ngành
  • Đóng cửa bảo nhau là thượng sách
  • Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư Dự án điện lực
  • Vinacafé: Tạo sự tương xứng
  • 104 doanh nghiệp được trao giải Doanh nghiệp phát triển bền vững lần thứ nhất
  • Doanh thu ngành dầu khí đạt mức kỷ lục
  • 2/1/2009: Công bố TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
  • Toyota: Ứng nghiệm không lường trước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao