Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp gồng mình vay vốn

Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp để giảm căng thẳng về thanh khoản như giảm lãi suất để việc cho vay và huy động trở nên thuận tiện hơn

Tình hình thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh trong quý I/2010 đang bộc lộ rõ hơn khi nhiều doanh nghiệp (DN) cho biết phải chấp nhận vay vốn cao hơn lãi suất trần.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn ngân hàng. Ảnh: H. Thúy

Phí cao đến mức vô lý

Theo TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ: Gần đây, ngày càng nhiều DN hội viên phản ánh đang phải vay vốn với mức chênh lệch quá cao so với trần lãi suất quy định. Các ngân hàng (NH) đang thu phí cao một cách vô lý, không khác nào bắt ép DN. Việc tiếp cận vốn của DN vừa và nhỏ bình thường đã khó hơn các DN lớn, trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, việc này càng khó hơn nên buộc phải “cắn răng” để chạy vốn.

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu cũng cho biết đang phải chịu lãi suất 16%-17%/năm, trong khi lãi suất ghi trong khế ước vay vốn chỉ là 12%, đúng mức trần quy định của NH Nhà nước (NHNN). So với vốn chợ đen, mức này “dễ thở” hơn nhưng DN lo không biết xoay xở thế nào để bảo đảm lợi nhuận khoảng 20%/năm nhằm duy trì sản xuất kinh doanh.

Khoản chênh lệch được tính vào các loại phí dịch vụ tư vấn, phí định giá, phí bảo đảm tài sản, phí quản lý... Trong đó, có những loại phí được cho là hết sức vô lý nhưng DN buộc phải chấp thuận để được vay vốn.

Chờ giải pháp phù hợp

Qua theo dõi thị trường tín dụng thấy xuất hiện tình trạng một số tổ chức tín dụng thu phí liên quan đến hoạt động chi vay đối với khách hàng không phù hợp với quy định, từ đầu tháng 1-2010, NHNN đã có các văn bản yêu cầu NHNN các chi nhánh Hà Nội và TPHCM thực hiện kiểm tra, giám sát và thanh tra xử lý đối với các trường hợp thu phí sai. Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ chiều 26-1, một lãnh đạo của NHNN cho biết đã có một vài NH gửi báo cáo bằng văn bản.
 
Sáng 26-1, NHNN tiếp tục làm việc với một số NH thương mại (TM) Nhà nước để nghe báo cáo sơ bộ. Đến nay, có thể thấy các NHTM Nhà nước thực hiện tương đối tốt quy định thu phí đối với hoạt động cho vay. Hiện tượng thu phí sai quy định chỉ xảy ra ở một số NHTM cổ phần. “Các NHTM Nhà nước chiếm 60% dư nợ tín dụng, NH nước ngoài chiếm 10%, NHTM cổ phần chiếm 30%nên việc thu phí chỉ xảy ra ở một số NH trong tổng số 30% nói trên, như vậy không lớn và chưa đến mức quá lo ngại”-vị lãnh đạo này bình luận.

Ông cũng cho biết thêm NHNN đang mở rộng đôn đốc đối với tất cả các chi nhánh NHNN các tỉnh, thành khác kiểm tra các NH thu phí cho vay, báo cáo NHNN để có biện pháp xử lý. NHNN nhận thấy nguyên nhân khách quan của tình trạng “lách” luật là do quan hệ cung cầu vốn; do chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở mức thấp nên một số NH bị giảm lợi nhuận. Trước thực trạng này, NHNN đang nghiên cứu để trong thời gian tới sẽ có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp.

Ông Vũ Thành Tự anh, phó Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại VN:

Nguy cơ rủi ro pháp lý


Khi xảy ra vượt rào quá nhiều, nhà quản lý phải xem cái rào đó có hợp lý hay không. Bản thân quy định hiện nay về lãi suất cơ bản và lãi suất trần

12%/năm không có mối tương quan và không có tính thị trường. Do vậy, điều quan trọng là cần thay đổi lãi suất cơ bản. Nên định nghĩa lãi suất cơ bản là lãi suất trung bình cho vay tốt nhất của các NHTM Nhà nước lớn. Khi đó, lãi suất cho vay tốt nhất có thể là 12%/năm thì lãi suất trần có thể là 18%/năm. Như thế sẽ tạo ra một không gian để NH huy động được vốn. Còn bây giờ lãi suất huy động là 10,5%/năm, nếu áp dụng lãi suất trần 12%/năm, tất cả NH đều lỗ. Rõ ràng cả người cho vay và đi vay đều đang có nguy cơ gây ra rủi ro pháp lý. Trong thực tế, với lãi suất trần là 12% nhưng các NH đang cho vay 15%-17% kèm theo với một số khoản phí.

Tôi cho rằng cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn. Vấn đề cần làm là kiểm soát thanh khoản của NH. Hiện nay NH đang có vấn đề về thanh khoản. Như vậy, NHNN phải can thiệp để giảm căng thẳng về thanh khoản như giảm lãi suất để việc cho vay và huy động trở nên thuận tiện hơn.
P.Anh ghi

(Theo Phương Anh // Nguoilaodong Online)

  • Các mạng di động cấp tập chống nghẽn dịp Tết
  • Doanh số của Toyota giảm mạnh vì lệnh thu hồi
  • Khánh thành nhà máy giấy lớn nhất Việt Nam
  • Sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước : Sẽ quyết liệt, minh bạch hơn
  • Trở thành... Đông Kisốt ! Liệu Jetstar Pacific Airlines có bị “ép lỗ” để đối tác nước ngoài tăng tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ?
  • “Bùng nhùng” cột điện và “dùng dằng” trách nhiệm
  • Donafoods sẽ bán cổ phần cho nông dân
  • Vietnam Airlines nhận vận chuyển đào, mai dịp Tết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao