Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp ngại cổ phần hóa vì... "lợi thế đất"

 Quy định về việc xác định giá trị lợi thế địa lý của đất trong Nghị định ngày 26/6/2007 của Chính phủ đã khiến cho các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đặc biệt là các doanh nghiệp đang quản lý, thuê mượn nhiều đất “ngại” cổ phần hóa vì sợ bị thiệt thòi.


Theo quy định, đất thuê trả tiền hàng năm thì phải tính giá trị lợi thế đất đô thị vào giá trị doanh nghiệp (giá trị lợi thế = chênh lệnh giữa giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường trừ đi giá nhà nước quy định).

Thế nhưng, giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường luôn biến động, khó có thể xác định chính xác nên luôn có sự không thống nhất giữa đơn vị định giá và doanh nghiệp.

Mặt khác, các công ty cổ phần thành lập mới được thuê đất theo quy định về giá đất của Ủy ban Nhân dân tỉnh, trong khi doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sáng cổ phần hóa thì ngoài tiền thuê đất như theo công ty cổ phần thành lập mới còn phải gánh thêm phần tính về lợi thế vị trí địa lý.

Theo Ban Đổi mới phát triển doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, vì những lý do trên đã khiến cho tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh chậm lại. 

Trong số đó có 3 doanh nghiệp là Công ty Dịch vụ Du lịch quốc tế, Công ty Dịch vụ Vận tải biển, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp kế hoạch cổ phần hóa năm 2008 đã phải chuyển sang năm 2009. 

Hiện, 3 doanh nghiệp này đã phải thuê thêm một tổ chức tư vấn trung gian để xác định giá trị lợi thế của từng lô đất và dự kiến phải đến cuối năm 2009 mới hoàn thành việc định giá đất để tiến hành cổ phần hóa. 

Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp này vẫn “lừng khừng” chưa muốn cổ phần hóa vì khi tính được chính xác giá trị lợi thế vị trí địa lý của đất thì phải gánh thêm ngay chính phần này khi thuê đất./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Doanh số của GM lao dốc trong 6 tháng đầu năm
  • Manulife ra sản phẩm bảo hiểm chăm sóc y tế Phúc An Bình
  • Doanh nghiệp lớn bản lĩnh vượt "bão" suy thoái
  • Ngân hàng CIT nhận cứu trợ 3 tỷ USD
  • An Đức là đại diện chính thức của MIPIM Châu Á tại Việt Nam.
  • Các doanh nghiệp thuộc Lilama: Trong suy thoái kinh tế vẫn phát triển bền vững
  • Tập đoàn Dầu khí Quốc gia hợp tác với Ninh Thuận
  • Lexma giới thiệu công nghệ mới Laser
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao