Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được hỗ trợ

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang gặp nhiều khó khăn, buộc các DNNVV muốn tồn tại và phát triển phải gồng mình chống đỡ với những khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Trước tình trạng đó, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của từng DN thì vai trò của Hiệp hội và những hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách của các cơ quan quản lý là những yếu tố quan trọng để các DN có thể vược qua giai đoạn này.

Khó khăn của DNNVV

Theo số liệu thống kê, số DNNVV của Việt Nam chiếm khoảng 97% trong tổng số các doanh nghiệp đã đăng kí thành lập, Các DN này không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm đặc biệt là nguồn lao động chưa qua đào tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội…(chiếm 50,1% lao động trong các DN) và đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên 40% GDP.

Là trụ cột của kinh tế địa phương: Nếu như DN lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.

Tuy có một vai trò quan trong trong nền kinh tế của cả nước nhưng các DNNVV trong giai đoạn đang gặp rất nhiều khó khăn trong cách tiếp cận các nguồn thông tin thị trường, các nguồn vốn tín dụng, xúc tiến thương mại, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin cũng như ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến và các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Năm 2011 lại là năm thách thức mới cho các DNNVV. Nền kinh tế đã có những chuyển biến mới và có bước đổi mới tương đối tốt nhưng cũng có những tồn tại rất lớn nhất là các vấn đề về kinh tế hạ tầng, vấn đề kinh tế vĩ mô, vấn đề thể chế, chất lượng nguồn lực, thủ tục hành chính… và tất cả đều dồn cho DNNVV một hệ thống là yếu thế trong cạnh tranh, khả năng tiếp thu tiếp cận và khả năng đáp ứng trong cơ chế thị trường yếu hơn so với các DN khác.

Theo các chuyên gia kinh tế  nhận định, khi nền kinh tế đặt ưu tiên cho kiềm chế lạm phát thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó khăn hơn cả. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó chống đỡ hơn các công ty khác bởi hạn chế về tiềm lực tài chính, năng lực quản lý, kinh nghiệm thương trường, cũng như ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực.

Với tình trạng lãi suất như hiện nay, theo dự báo của các chuyên gia trước đó, sẽ có rất nhiều DN phải ngưng sản xuất hoặc thu hẹp quy mô sản xuất. Theo khảo sát các DN trong hiệp hội cho thấy, các DN rất khó khăn trong tiếp cận vốn, nếu vay được vốn thì lãi suất trung bình trên 23%/năm. Với mặt bằng lãi suất cao như vậy, lợi nhuận làm ra không đủ trả lại. Vừa qua Chính phủ đã có chỉ đạo các ngân hàng phải giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay nhưng đến nay mức giảm chưa thấm vào đâu.

Nhìn vào thị trường hiện nay có không ít DN âm thầm bán DN, thậm chí “mất tích” khỏi thương trường vì không thể cầm cự nổi mặt bằng lãi suất quá cao như hiện tại. Thống kê chưa đầy đủ của hiệp hội ước tính hiện chỉ có 60% đến 80% số DN còn hoạt động. Do đó trong giai đoạn hiện nay các DNNVV cần sự hỗ trợ rất tích cực kịp thời của Nhà nước, cơ quan chức năng, Chính phủ cả về cơ chế, chính sách, vốn, công nghệ và điều kiện kinh doanh…

Cần được tiếp tục hỗ trợ

Phát triển thương mại cần được coi là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội. Theo đó, các cơ quan quản lý, cơ quan hoạch định chính sách cần chú trọng hài hòa hóa lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và người lao động, đồng thời đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, tạo cơ hội kinh doanh lành mạnh cho mọi thành phần kinh tế, nhất là DNNVV nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Theo khảo sát của Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình tiếp cận thông tin, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ, cũng như các chính sách hỗ trợ của nhà nước đều được các DNNVV quan tâm nhưng rất ít DN tiếp cận được hay tiếp cận được thì điều kiện khó có thể đáp ứng như: vay vốn, mặt bằng sản xuất, bảo lãnh tín dụng…

Hiện nay, ngoài việc tăng cường các nguồn quỹ tín dụng giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ và thiết bị, vay vốn cho các đơn hàng sản xuất kinh doanh, các hoạt động trợ giúp khác cũng rất cần thiết. Theo các doanh nghiệp, họ đang rất cần được trợ giúp thông tin về thị trường, liên kết trong việc xúc tiến quảng bá thương hiệu và sản phẩm…

Bên cạnh đó vấn đề tiếp cận nguồn vốn là phải có sự vươn lên tự tháo gỡ và thích nghi với tình hình của doanh nghiệp. Ngân hàng hiện nay cho các DN vay với những điều kiện cụ thể, các DN muốn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi thì bản thân cũng phải xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý phù hợp để được xét tới vay vốn.

Có thể ghi nhận, trong thời gian gần đây các ngành chức năng, các tổ chức quốc tế đã có nhiều nỗ lực trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Các biện pháp trợ giúp này là cần thiết, nhưng vấn đề còn lại chính là làm thế nào để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được các thông tin về những chính sách trợ giúp này. Ở đây vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp trở nên rất quan trọng.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong giai đoạn hiện nay khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Ngoài nhóm này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém. Lạm phát đang làm các công ty không kiểm soát được chi phí, mất thị trường và không đủ vốn để duy trì sản xuất. 20% còn lại là các công ty chịu ít ảnh hưởng và vẫn trụ vững do trước nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và được các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt, tất là  80% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang khó khăn.

Cũng theo các nhà lãnh đạo, chính các doanh nghiệp cần rà soát lại hoạt động để tạo ra sự minh bạch trong điều hành và giữ cho được chữ tín. Trong điều kiện hiện nay, các nhà lãnh đạo cho rằng, hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài là một cách tốt để doanh nghiệp tồn tại và có khả năng cạnh tranh.

Trong thời gian vừa qua Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã triển khai các hội thảo hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV. Đồng thời thông qua các Hiệp hội Doanh nghiệp, các nguồn thông tin thị trường, các nguồn vốn tín dụng, xúc tiến thương mại, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin cũng như ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến và các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng đã và đang được triễn khai nhằm giúp đỡ các DNNVV vược qua cơn nguy kịch này.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Vinacafé tái định vị thương hiệu với sản phẩm mới
  • VNPT được đề cử giải thưởng “Băng rộng thế giới” 2011
  • Viettel sẽ nâng chất lượng mạng ở Trường Sa
  • Nestle chi 2 tỷ USD mua cổ phần hãng bánh kẹo TQ
  • Apple sắp ra mắt iPad thế hệ mới?
  • Petrolimex sẽ thành tập đoàn xăng dầu đa sở hữu
  • Khởi công dự án Mercedes-Benz Autohaus 600 Phú Mỹ Hưng
  • Petro Vietnam giữ nguyên kế hoạch khai thác dầu khí
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao