Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp nước giải khát tăng tốc đầu tư

Người tiêu dùng mua sản phẩm nước giải khát ở siêu thị - Ảnh minh họa: Hương Anh

Nhiều doanh nghiệp ngành nước giải khát gần đây đẩy mạnh việc đầu tư với mục tiêu mở rộng thị phần. Sức ép cạnh tranh trên thị trường này ngày càng tăng lên.

Một số đánh giá của giới chuyên gia cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng thâm nhập và mở rộng quy mô sản xuất tại thị trường nước giải khát không cồn của Việt Nam.

Doanh nghiệp nước ngoài mở rộng thị phần

Đơn cử như Vedan Việt Nam, sau nhiều năm tham gia sản xuất và chế biến những sản phẩm trong ngành gia vị, doanh nghiệp này gần đây đã quay sang đầu tư vào mặt hàng nước uống Thiên Trà. Việc mở rộng dòng sản phẩm kinh doanh tại Việt Nam của Vedan trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, theo các chuyên gia, cho thấy thị trường nước giải khát vẫn sẽ tăng trưởng tốt.

Trong khi đó, công ty nước giải khát hoạt động khá lâu của Việt Nam là Tribeco mới đây đã bị thâu tóm bởi nhà đầu tư nước ngoài. Uni President Việt Nam (Đài Loan) đã mua toàn bộ cổ phần nhà máy Tribeco Bình Dương của Tribeco. Tribeco Sài Gòn đã đóng cửa hai nhà máy cũ tại TPHCM và hiện nay chỉ giữ vai trò là nhà bán hàng, hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn hàng do Tribeco Bình Dương cung cấp, mà thực chất là của Uni-President Việt Nam.

Đối với nhà sản xuất nước hoa quả đóng chai, đóng hộp và các loại nước giải khát Kirin đến từ Nhật Bản, sau thời gian đầu tư hoạt động ổn định tại khu công nghiêp Mỹ Phước 2 ở Bình Dương gần đây đã quyết định tăng vốn thêm 15,8 triệu đô la Mỹ để tăng năng lực sản xuất cho nhà máy của mình.

Tuy nhiên, khi nói về sức ép cạnh tranh trên thị trường nước giải khát Việt Nam phải kể đến những động thái gần đây nhất của hai nhà sản xuất nước giải khát toàn cầu là Coca-Cola và PepsiCo.

Sau khoản đầu tư 200 triệu đô la Mỹ cho ba năm kéo dài đến hết năm 2012, trong chuyến viếng thăm và làm việc mới đây tại Hà Nội, ông Muhtar Kent, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn Coca-Cola, công bố sẽ rót thêm 300 triệu đô la Mỹ vào Việt Nam trong vòng ba năm tới. Việc gia tăng đầu tư sẽ bắt đầu từ năm 2013.

Trong giai đoạn 2013 - 2015, phần lớn nguồn vốn đầu tư kể trên dự kiến được sử dụng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy tại Việt Nam. Hiện Coca-Cola có ba nhà máy tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Ngoài ra, tập đoàn này cũng sẽ đầu tư cho việc phát triển thương hiệu và thị trường, cũng như phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ đại lý bán lẻ.

Ông Kent khẳng định Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn khi sức tiêu thụ của người dân chỉ mới bằng 20% mức trung bình của thế giới. “Việt Nam là một thị trường tăng trưởng quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong quá trình chúng tôi nhắm tới mục tiêu của tầm nhìn 2020, bao gồm việc tăng gấp đôi doanh số và số lượng phần thức uống trong thập kỷ này”, ông nói.

Cam kết khoản đầu tư mới của Coca-Colca chỉ sau vài ngày đối thủ nặng ký của hãng là PepsicCo công bố hình thành liên minh chiến lược với Suntory (Nhật) tại Việt Nam, với việc Suntory sẽ nắm giữ 51% cổ phần của PepsiCo tại Việt Nam và PepsiCo giữ 49% cổ phần còn lại trong dự án. PepsiCo vẫn chịu trách nhiệm về hoạt động tiếp thị, cải tiến các nhãn hiệu đồ uống của họ tại thị trường gần 80 triệu dân này như Pepsi-Cola, 7-UP, Sting, Mirinda, Tropicana Twister, Lipton và Aquafina.

Ông Umran Beba, Chủ tịch của PepsiCo Asia Pacific, trong một thông cáo báo chí đã cho biết công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh đồ uống và thực phẩm tại Việt Nam, và việc hợp tác với Suntory là một phần quan trọng trong chiến lược tăng trưởng dài hạn bền vững của hãng ở Việt Nam.

Một chuyên gia phân tích việc hợp tác này mang tính chiến lược của hai tập đoàn trên thế giới và thương hiệu nước giải khát Pepsi qua việc hợp tác này sẽ tiếp tục phát triển ở Việt Nam. Vì trên thực tế PepsiCo và Suntory đã hợp tác thành công ở một số thị trường khác, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và New Zealand.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Rượu bia và Nước giải khát Việt Nam, thị trường nước giải khát không cồn của Việt Nam trong 5-7 năm qua luôn tăng trưởng trên 20% - là mức tăng trưởng cao của thế giới. Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, thị trường tăng trưởng có thấp hơn, nhưng theo ông Việt, Việt Nam vẫn là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng với các nhà sản xuất nước giải khát. Bởi hiện nay trung bình mỗi người tiêu dùng chỉ uống trên 20 lít nước giải khát đóng chai không cồn/năm, trong khi mức tiêu thụ trung bình của mỗi người dân ở các nước trên thế giới là trên 40 lít/năm.

Doanh nghiệp trong nước không đứng ngoài cuộc

Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước của ngành nước giải khát cũng chuyển động. Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã quyết định đầu tư hai nhà máy mới sản xuất 40 loại sản phẩm đồ uống của tập đoàn này tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên với nhà máy nước giải khát Number One Chu Lai (công suất 600 triệu lít/năm) và miền Bắc với nhà máy nước giải khát Number One Hà Nam (tổng công suất 950 triệu lít/năm).

Theo lãnh đạo công ty, việc đầu tư tại hai địa phương nói trên nhằm phủ kín thị trường miền Trung và miền Bắc thay vì phải đưa sản phẩm từ nhà máy tại Bình Dương hiện nay ra. Hai nhà máy đều được đầu tư 100% các dây chuyền sản xuất đồng bộ và hiện đại từ châu Âu, quy trình sản xuất khép kín.

Trong khi đó, nhà máy sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy thuộc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi vào tháng 8 rồi đã được động thổ xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Bắc Ninh. Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy - Bắc Ninh có vốn đầu tư khoảng 650 tỉ đồng, có công suất thiết kế 1 tỉ hộp sản phẩm/năm. Việc xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Bắc Ninh, theo chủ đầu tư, là nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sữa đậu nành của người tiêu dùng khu vực miền Bắc.

Theo các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng của ngành giải khát không cồn sẽ tiếp tục tăng và còn nhiều khoảng trống. Nhưng muốn đặt chân vào thị trường nước uống đóng chai Việt Nam không dễ vì các nhà sản xuất lâu năm với tên tuổi lớn đã có thị trường và kênh phân phối rộng khắp. Các hãng này cũng sẵn sàng mạnh tay chi cho việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Do đó, những doanh nghiệp yếu thế về tài chính và kinh nghiệm trong sản xuất sẽ khó cạnh tranh để khởi đầu tại Việt Nam.

(TBKTSG Online)

  • Khống chế doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào thị trường nội địa
  • SAM và GHP hợp tác hỗ trợ DN Việt Nam và Hoa Kỳ
  • Liên tục kêu lỗ, doanh nghiệp FDI vẫn mở rộng kinh doanh
  • “Petro Vietnam làm trái chỉ đạo của Thủ tướng”
  • 5 hiệp hội lớn muốn tăng lương tối thiểu 15%/năm từ 2013
  • Bốn "ông lớn" rút khỏi dự án mỏ sắt Thạch Khê
  • Hai đầu mối nhập xăng không đạt chuẩn
  • Mai Linh: Lãi vay ngốn sạch nguồn vốn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao