Tại thời điểm đầu năm 2012, CTCP Tập đoàn Mai Linh (MLG) có khoản lỗ lũy kế xấp xỉ 440 tỷ đồng, bằng phân nửa so với vốn điều lệ 876 tỷ đồng của công ty. 6 tháng đầu năm nay, MLG tiếp tục lỗ gần 29 tỷ đồng, lỗ lũy kế của công ty tiếp tục tăng lên 469 tỷ đồng.
Sức mạnh thương hiệu và mức độ lan tỏa của Mai Linh không song hành với hiệu quả kinh doanh của tập đoàn này.
Nợ phải trả chiếm 84% nguồn vốn
Theo công bố của MLG, doanh thu từ dịch vụ taxi của tập đoàn trong 6 tháng đầu năm đạt 1.137 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu xấp xỉ 1.500 tỷ đồng, trong khi giá vốn của dịch vụ taxi là 782 tỷ đồng.
Như vậy, lợi nhuận gộp cho mảng taxi của MLG sẽ là 355 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ lợi nhuận biên gộp lên đến 31%, có thể nói đây là một tỷ lệ đáng mơ ước với nhiều ngành nghề kinh doanh. Nhưng vì sao MLG vẫn thua lỗ và hoạt động kinh doanh kém khởi sắc?
Trong cơ cấu nguồn vốn gần 5.580 tỷ đồng của MLG tại thời điểm 30-6, “Nợ phải trả” đã chiếm 4.690 tỷ đồng, tương đương 84%. Chỉ tính riêng khoản vay dài hạn từ ngân hàng của MLG con số đã lên đến hơn 830 tỷ đồng. Theo công bố của MLG, khoản vay này có thời hạn từ 48-60 tháng với lãi suất 1-1,42%/tháng, tương ứng mỗi tháng MLG sẽ phải trả lãi vay dài hạn cho ngân hàng từ 8-12 tỷ đồng.
Chưa kể MLG còn vay tín chấp các đối tượng khác 685 tỷ đồng với lãi suất 1,8-1,84%, nhưng lại không cho biết đây là lãi suất cho kỳ hạn nào. Nếu đây là lãi suất tính theo năm có thể MLG vay được nguồn vốn giá rẻ, nhưng xem ra khá phi thực tế; còn nếu đây là mức lãi tính theo tháng thì lại khá cao, vì 1,8-1,84%/tháng quy ra năm sẽ lên đến 21-22%/năm. MLG cũng có hơn 300 tỷ đồng vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất 1,42-1,75%/tháng, tương ứng 17-21%/năm.
Đặt trong bối cảnh hiện nay, lãi suất cho vay từ 20%/năm có thể xem là quá sức chịu đựng đối với nhiều doanh nghiệp. Chi phí lãi vay của MLG trong 6 tháng đầu năm 2012 là hơn 272 tỷ đồng, gấp đôi chi phí quản lý doanh nghiệp, gấp 4 lần chi phí bán hàng và tương đương 67% lợi nhuận gộp.
Sẽ không quá lời nếu nói rằng, tiền trả lãi ngân hàng của MLG đã “ngốn sạch” nguồn tiền tập đoàn đã làm ra và là nguyên nhân chính gây ra thua lỗ.
Hiện nay có những doanh nghiệp đã có thể tiếp cận các khoản vay với lãi suất chỉ bằng phân nửa lãi suất của MLG, tức vào khoảng 10%/năm hoặc 12-14%/năm là khá phổ biến. Vậy tại sao MLG lại phải vay với lãi suất cao như vậy?
Thông thường, rủi ro cao sẽ đi kèm với lãi suất cao, nhưng ở đây MLG lại là một thương hiệu lớn trong ngành vận tải, vốn có dòng tiền khá đều đặn. Phải chăng, những rủi ro MLG đang gặp phải thậm chí còn “trội” hơn cả những lợi thế của tập toàn nên các bên cho vay buộc phải đưa ra một mức lãi suất cao như vậy?
Khủng với công ty con: 57
Tính đến giữa năm 2012, giá trị của các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác của MLG đến đến hơn 1.150 tỷ đồng, chiếm 1/5 cơ cấu tài sản của MLG. Tuy nhiên, MLG chỉ trích dự phòng cho các khoản phải thu của mình gần 13 tỷ đồng, tương đương khoảng 1%, đồng nghĩa với việc khả năng “mất mát” từ những khoản này là rất thấp.
Có lẽ do MLG là công ty chưa niêm yết trên TTCK nên BCTC cũng ít bị sức ép từ cổ đông, nhưng về mặt cảm tính, e rằng đây là điều phi thực tế và dường như MLG đã tự tin một cách thái quá. MLG không công bố rõ ràng phải thu khách hàng nào, các khoản phải thu khác là gì, từ cuối 2011 đến giữa năm 2012 giá trị các khoản phải thu không giảm.
Trong khi áp lực lãi vay đè nặng, về lý mà nói MLG sẽ phải nỗ lực giải quyết các khoản phải thu để từ đó xử lý các khoản vay, nhưng điều đó đã không diễn ra. Khi khả năng thu hồi dường như có vấn đề, thì việc trích lập dự phòng mà như… không trích lập cho thấy sự tự tin có phần phi thực tế của MLG và tính chất cẩn trọng trong hạch toán cũng có vấn đề.
Thế mạnh của MLG là kinh doanh vận tải, nhưng sa lầy vì tham vọng đầu tư đa ngành.
Cũng tương tự, MLG hạch toán giá gốc của các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 226 tỷ đồng vào bảng cân đối kế toán, nhưng lại không trích lập dự phòng cho các khoản này. Nhưng để nhận diện của khoảng 20 công ty nằm trong danh mục đầu tư dài hạn lại không đơn giản. Không rõ các công ty như Mai Linh Đông Nam Bộ, Mai Linh Đông Đô, Du lịch Mai Linh… làm ăn có lãi hay không?
Chưa kể trong danh mục đầu tư của Mai Linh còn có hơn 23 tỷ đồng dành cho “cá nhân và tổ chức khác” mà không rõ đây là hoạt động đầu tư gì? Giả định: Nếu trích lập dự phòng một tỷ lệ khá “nhẹ nhàng” là 10% cho các khoản mục phải thu và đầu tư dài hạn của Mai Linh, giá trị trích lập sẽ lên đến gần 140 tỷ đồng.
Và tất nhiên điều này sẽ tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của MLG và khoản lỗ lũy kế sẽ càng lớn hơn. Cũng không loại trừ các công ty MLG đầu tư có thể hòa vốn, thậm chí có lãi, nhưng nếu vậy MLG cần công bố cụ thể hơn chứ không thể để im rồi không trích lập dự phòng.
Trong BCTC hợp nhất 6 tháng của MLG, có tổng cộng 57 công ty con được hợp nhất và 2 công ty con không được hợp nhất. Nhìn vào tên những công ty con của MLG như SX&TM Mai Linh, Địa ốc Mai Linh, Cà phê Arabica Mai Linh và một loạt công ty Mai Linh gắn với tên các tỉnh, thành trong cả nước, cảm giác đầu tiên sẽ là cực kỳ rối.
Với quy mô vốn điều lệ 876 tỷ đồng MLG cũng không phải là công ty quá lớn, tương xứng với danh xưng “tập đoàn”. Ngành taxi nói riêng và vận tải nói chung đem lại nguồn thu khá tốt cho MLG và có thể nói đây là một ngành khá hiệu quả. Vậy, kết quả kinh doanh kém cỏi của MLG có phải có phải bắt nguồn từ những hoạt động khác?
BCTC 6 tháng đầu năm 2012 của MLG ghi nhận một sự khác biệt rất lớn so với các BCTC trước đây, khi công ty đã chủ động công bố một cách chi tiết hơn và việc này lý ra đã phải làm từ rất lâu. Đến đây, nhiều người sẽ đặt câu hỏi phải chăng MLG không muốn hay do có quá nhiều số liệu phức tạp phải rà soát nên giờ mới công bố?
Mừng cho MLG vì dường như cuối cùng công ty cũng đã có ý định minh bạch hóa thông tin bắt nguồn từ BCTC, có thể đây là tiền đề cho việc tái cấu trúc của công ty. BCTC 6 tháng đầu năm 2012 mặc dù chi tiết hơn BCTC của những thời điểm trước nhưng vẫn còn nhiều điều cần làm rõ.
Tập đoàn Besra tuyên bố đóng cửa 2 nhà máy sản xuất quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay sau khi bị Cục Thuế Quảng Nam phong tỏa tài khoản ngân hàng do vướng mắc trong nộp thuế.
Trong báo cáo gửi lên người đứng đầu Chính phủ, Vinalines tiếp tục bảo lưu quan điểm phán quyết của trọng tài là "không đúng pháp luật, vi phạm nghiêm trọng thủ tục trọng tài, trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam".
Trung bình, mỗi doanh nghiệp (DN) được gia hạn hơn 57 triệu đồng thuế VAT, 40 triệu đồng tiền thuế TNDN. Doanh nghiệp muốn giảm thuế nhưng Chính phủ vẫn chỉ cho giãn, hoãn. Nhiều DN không xin giãn thuế vì sợ "mang nợ vào thân".
Công ty nước giải khát PepsiCo Việt Nam và đối tác Nhật Bản Suntory vừa nhất trí thành lập một liên doanh đồ uống tại Việt Nam. Trong đó, Suntory sẽ thâu tóm 51% mảng đồ uống của Pesico Việt Nam.
Xây dựng và bất động sản là nhóm ngành có tỉ lệ vay nợ cao nhất với tổng nợ phải trả gấp 2,07 lần vốn chủ sở hữu. Cho vay bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt đỉnh cao vào cuối năm 2010 với tổng dư nợ 235.300 tỉ đồng, chiếm 9,9% tổng dư nợ...
Doanh nghiệp luôn mong muốn ổn định để chú tâm sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không ít DN lại gặp những tai họa từ những cuộc tấn công từ những lực lượng ở nơi khác đến.
Báo cáo động thái doanh nghiệp Việt Nam quý 3/2012 do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) khảo sát trực tuyến trên trang vbis.vn cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp quyết định giữ nguyên quy mô kinh doanh, tỷ lệ này chiếm 69,7%.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Công ty Thụy Tường đã từng nổi tiếng, mấy năm nay tự dưng tụt dốc, làm ăn thua lỗ, lòng người rã rời, ly tán. Liên tiếp thay ba giám đốc, thua lỗ vẫn hoàn thua lỗ, không thể chặn được xu thế thất bại trên thương trường!
Thường xuyên nằm trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán nhưng năm nay, ông chủ Tôn Hoa Sen đã rớt xuống Top 20 khi tài khoản “bốc hơi” gần 1.000 tỷ đồng.
Sẽ ít người tin một miếng rèm cửa cũ và một cái áo sơ-mi đã qua sử dụng nhiều lần lại giúp một cô sinh viên chuyên ngành thời trang của Học viện nghệ thuật San Francisco giành giải cao nhất trong một cuộc thi thiết kế thời trang tại Mỹ. Bộ váy làm từ rèm cửa và sơ-mi sau đó đã được trưng bày ở Viện Bảo tàng DeYoung ở San Francisco. Đó là nhà thiết kế trẻ Trần Phương My.
“Vào lúc nhiều người dường như muốn buông tay thì chúng tôi lặng lẽ đầu tư, chuẩn bị nhiều mặt để gia tăng sức cạnh tranh trong thời gian tới”.
“Có lẽ thế hệ sau sẽ không biết nhiều về Mai Kiều Liên nhưng họ sẽ biết về Vinamilk. Bởi Vinamilk sẽ luôn phát triển cùng VN, vì người VN và góp phần làm rạng danh VN” - đó là những chia sẻ của người phụ nữ hai lần được tờ tạp chí uy tín hàng đầu thế giới...
Vingroup, Eximbank, Vinamilk, Nam Long...quả là những đại gia có thể kiếm tiền trong mọi lúc mà không gặp nhiều khó khăn. Dường như họ đã “thửa” cho mình một cỗ máy kiếm tiền hoạt động hữu hiệu trong mọi tình huống.
Các nhà tư vấn chuyên nghiệp vẫn được ví như "túi khôn" của doanh nghiệp. Ông Nguyễn Minh Triết, CEO Công ty Tư vấn chiến lược Strategy Asia, chia sẻ với Doanh Nhân xung quanh việc khi nào thì doanh nghiệp nên sử dụng "túi khôn" này.
Sở hữu 21 khách sạn Mường Thanh từ 2 – 5 sao trên cả nước, nhưng đại gia “điếu cày” Lê Thanh Thản vẫn chỉ tâm niệm “Khách sạn là nghề tay trái để tạo công ăn việc làm cho xã hội, còn nghĩ đến lời lãi ngay thì không ai đi đầu tư khách sạn”.
Thành danh với những chiến lược marketing đột phá trong thị trường nước giải khát của Pepsico, nhưng cuộc đời ông lại mang nhiều duyên nợ với thị trường sữa. Mỗi cuộc dời đổi của ông và đội ngũ đều để lại những thành quả đáng kể và cả điều tiếng.