Lâu nay, nhắc đến Hàn Quốc, người ta nghĩ ngay đến Hyundai, Samsung, LG; nhắc đến Nhật có Honda, Sony; đến Mỹ có Microsoft... Trong thời kỳ toàn cầu hóa, hình ảnh một dân tộc gắn liền với tên tuổi của các công ty và thương hiệu. Thương hiệu ấy thể hiện trình độ phát triển, văn hóa và bản sắc dân tộc. Vậy khi hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới, VN cũng phải có những thương hiệu được thế giới công nhận.
Thời cơ cho doanh nghiệp
Chính phủ vừa đặt vấn đề cần phải phát huy nội lực, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp (DN) dân tộc là điều rất đáng mừng. Đó cũng là sự khích lệ đối với các DN và hy vọng DN VN chớp được thời cơ.
Nhưng làm cách nào để xây dựng được những tên tuổi như vậy và đó phải là công ty cung cấp một sản phẩm cụ thể, như ô tô, điện tử của người Nhật hay dịch vụ công nghệ cao kiểu Microsoft, Google của người Mỹ? Tôi cho rằng bất kể sản phẩm cụ thể hay dịch vụ đều phải bảo đảm tính tiêu biểu. Khi người ta nghĩ đến công ty đó (hay sản phẩm, dịch vụ do công ty cung cấp) là nghĩ ngay đến quốc gia đó và ngược lại.
Có một điều rất quan trọng là ở VN, tư duy lấy DN Nhà nước làm trụ cột phát triển của nền kinh tế đất nước đã là tư duy của một thời kỳ phát triển nhất định. Cho nên, khi tái cơ cấu nền kinh tế, hình thành các DN dân tộc, phải thoát khỏi lối tư duy này. Các công ty quốc tế vừa nêu trên đều là của tư nhân.
VN cũng đã có những công ty tư nhân tên tuổi bên cạnh những doanh nghiệp Nhà nước, như: gốm sứ Minh Long, gạch Đồng Tâm, Tập đoàn Hòa Phát...
Trong ảnh: Sản xuất hàng gốm sứ tại Công ty Minh Long I. Ảnh: H.Thúy
Ngay cả thương hiệu Lenovo của Trung Quốc cũng vậy. Do đó, không nhất thiết cho rằng đã là DN dân tộc thì phải là DN thuộc thành phần kinh tế quốc doanh. Khi DN đã thành đạt, có tên tuổi, tạo được sự tin tưởng thì phải được hoan nghênh, bất kể thuộc thành phần kinh tế nào. Chẳng hạn hiện nay, bên cạnh Vietnam Airlines là tổng công ty Nhà nước có tên tuổi, VN cũng đã có những công ty tư nhân khác, như: gốm sứ Minh Long, gạch Đồng Tâm, Tập đoàn Hòa Phát...
Cuộc vận động Người VN ưu tiên dùng hàng VN nếu làm tốt có thể tạo nền tảng cho DN tích lũy. Song, đây cũng là một trong các cơ hội, vì chỉ thị trường trong nước thì chưa đủ tạo sức mạnh cho DN. Đã là công ty quốc gia thì phải vươn ra thế giới. |
Chúng ta nên có thái độ hết sức mở, hoan nghênh bất cứ người VN nào, DN VN nào có thể đóng góp, xây dựng nên DN quốc gia. Trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ sắp tới, sẽ có những tên tuổi mới vươn lên. Nó là quá trình sàng lọc và thực tế sẽ trả lời. Bây giờ chưa thể nói loại trừ ai và cũng không nên loại trừ ai. Cũng như hiện nay, nếu chúng ta nói đã có những công ty tầm quốc gia ở VN là quá sớm.
Doanh nghiệpphải chủ động
Có một điểm chung là DN quốc gia phải biết “giữ mình”. Tất cả các công ty đạt được trình độ này đều phải biết rõ mình đã gánh trên vai trọng trách quốc gia và phải làm việc hết sức thận trọng. Ngay cả Daewoo (Hàn Quốc) đã bị thua lỗ, vẫn có hãng khác mua lại để giữ tên tuổi. Hoạt động của DN có lúc thăng lúc trầm nhưng điều quan trọng là phải bảo đảm tính trong sạch, không dùng cách đút lót, gian lận để tiến lên.
Chúng ta xây dựng đội ngũ DN dân tộc bằng cách nào, việc đó của các DN là chính. Tất nhiên, Nhà nước sẽ có biện pháp giúp đỡ để họ tiến lên. Thực tế cho thấy tất cả các công ty tầm cỡ đi ra thế giới đều cần có sự giúp đỡ của Nhà nước, phải có Nhà nước đứng bên cạnh. Song, phần trách nhiệm, hoạt động, uy tín của sản phẩm dịch vụ trước hết phải là của DN xây dựng lên, Nhà nước không thể làm thay được.
(Theo TS Lê Đăng Doanh // Nguoilaodong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com