Thủ tướng Phần Lan, ngài Matti Vanhanen phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Quang Duy |
28 doanh nghiệp hàng đầu Phần Lan đã có cuộc gặp gỡ với hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Phần Lan diễn ra ngày 17/11 tại TP.HCM để tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư.
Phần Lan là nước nằm ở Bắc Âu, GDP đạt 194 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người trên 37.000 USD/năm (số liệu năm 2008). Phần Lan có những ngành công nghiệp mũi nhọn với sức cạnh tranh lớn như: hoá chất, luyện kim, đóng tàu, viễn thông ...
Sang ViệtNamlần này chủ yếu là doanh nghiệp các ngành Phần Lan có thế mạnh và ViệtNamđang cần như: Nokia Siemens Networks chuyên về mạng viễn thông, ngân hàng Nordea, tập đoàn xử lý nước thải chất thải công nghiệp Halton ...
Theo ông Võ Tấn Thành, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), so với nhiều nước EU, quan hệ thương mại Việt Nam - Phần Lan còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của hai bên.
Năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 239 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 134 triệu USD với các sản phẩm chính: hải sản, cà phê, cao su, giầy dép các loại, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, xe đạp và phụ tùng xe đạp ... Việt Nam nhập khẩu từ Phần Lan 105 triệu USD thiết bị máy móc, phương tiện vận tải (chiếm 80 - 85% kim ngạch), nguyên phụ liệu dệt may, da, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép các loại, bột giấy...
Trong 9 tháng đầu năm 2009, ViệtNamnhập từ Phần Lan 87,3 triệu USD và xuất khẩu đạt 59,1 triệu USD.
Trong cuộc hội đàm ngày 16/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Matti Vanhanen đã nhất trí đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư đẩ sớm nâng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như vốn đầu tư FDI từ Phần Lan lên 1 tỷ USD/năm.
Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân cam kết sẽ hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp Phần Lan đến làm ăn tại Việt Nam. Bà cũng nhắc lại lời hứa của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là, nếu có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình đầu tư, các doanh nghiệp có thể gởi thư phản ánh đến Chính phủ hoặc các bộ trưởng.
Hoan nghênh cam kết của phía ViệtNam, Thủ tướng Matti Vanhanen cũng cam kết sẽ ban hành những chính sách ưu đãi đối với hàng hoá ViệtNamxuất khẩu vào Phần Lan. Ngoài ra, ông khuyên các doanh nghiệp Việt Nam đến làm ăn tại nước ông nên tìm hiểu kỹ quy định luật pháp về thuế, những chuẩn mực khá nghiêm khắc trong vệ sinh an toàn thực phẩm và sự khác biệt văn hoá, thời tiết.
Thủ tướng Matti Vanhance nói: “Tôi rất vui mừng khi biết rằng, hàng nông thuỷ sản Việt Nam được đông đảo người dân Phần Lan ưa chuộng và nhiều sản phẩm công nghệ cao của Phần Lan như điện thoại di động, mạng viễn thông, giàn khoan dầu ... cũng đang góp phần vào quá trình phát triển của Việt Nam”.
Trưởng đoàn doanh nghiệp Phần Lan, ông Matti Lievonen, Chủ tịch Công ty Neste Oil khẳng định, Việt Nam là một trong những địa điểm đầu tư tiềm năng của doanh nghiệp Phần Lan trong tương lai. Hàng hoá Phần Lan vào Việt Nam sẽ có cơ hội lan toả ra các nước khu vực Đông Nam Á. Ngược lại, Phần Lan là cầu nối hàng Việt Nam với thị trường EU.
Ông Matti Lievonen nhấn mạnh: “Nguồn nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn cao và thông thạo tiếng Anh là một trong những điều kiện quan trọng mà chúng tôi đặt hàng Chính phủ ViệtNam
Tại Diễn đàn, bà Nguyễn Thanh Xuân, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) đã trình bày những thế mạnh và thuận lợi khi đầu tư vào TP.HCM.
Bà cũng cho các doanh nghiệp Phần Lan biết về mục tiêu phát triển của TP.HCM tới năm 2020 sẽ trở thành trung tâm dịch vụ của Việt Nam với cơ cấu ngành dịch vụ chiếm 60% GDP, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 6.000 USD/năm.
“TP.HCM đang cần các dự án đầu tư vào lĩnh vực tài chính, công nghệ cao và xử lý môi trường, đây cũng là những thế mạnh của doanh nghiệp Phần Lan”, bà Nguyễn Thanh Xuân mời gọi.
(Theo Quang Duy // Báo đầu tư )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com