Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thu hẹp sản xuất?

Với qui mô, giá thành sản xuất như hiện tại, các doanh nghiệp đã khó bán được hàng, nếu nâng giá thành và giá cả hàng hoá lên thì sức tiêu thụ sẽ giảm.

Ngay sau khi có thông tin về tăng giá điện từ 1/3/2009, nhiều chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp đã đưa ra nhận định và lo ngại của mình. Nhiều người cho rằng giá hàng loạt mặt hàng sẽ tăng sau ngày 1/3, nhưng một số chuyên gia kinh tế lại lo ngại về sự co hẹp của nền sản xuất.

Ảnh hưởng đến kích cầu

Theo TS Vũ Đình Ánh – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường – giá cả (Bộ Tài chính): Giá điện tăng sẽ không kéo theo hàng loạt các mặt hàng khác trong xã hội tăng. Bởi tình hình hiện nay liên quan đến nhu cầu tiêu dùng, nếu giá tăng nữa thì người ta sẽ không mua hàng nữa. Chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Khi chi phí chưa tăng thì người ta đã không bán được hàng rồi, nếu nay chi phí tăng nữa mà tăng giá theo thì càng không bán được hàng. Khi đó người ta sẽ thu hẹp sản xuất chứ không tính đến chuyện tăng giá. Ví dụ, khi giá điện ở mức như năm 2008 người ta dùng 2 cái tủ lạnh thì năm nay chỉ dùng 1 cái, vì các sản phẩm chứa trong tủ lạnh cũng không bán được cho ai cả.

Cùng quan điểm với TS Vũ Đình Ánh, TS. Nguyễn Đức Thành, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (CEPR) đưa ra tính toán của mình: “Tăng giá điện sẽ hút khỏi nền kinh tế khoảng 4.800 tỉ đồng cho tiêu dùng mỗi năm. Vì việc tăng giá điện khiến nền kinh tế (cả hộ gia đình và cơ sở sản xuất) phải tăng chi tiêu thêm khoảng 4.800 tỉ cho ngành điện, làm giảm cơ hội chi tiêu cho các sản phẩm khác một khoản tương ứng”.

 

Theo một qui luật, từ trước tới nay, điện tăng thì giá tăng, còn đến nay, “điện tăng thì người ta sẽ thu hẹp sản xuất, không làm nữa. Thực ra, nhiều DN không thiếu vốn mà là sản xuất ra nhưng không bán được. Mục tiêu hiện nay không phải chỉ tập trung vào giảm lãi suất cho doanh nghiệp vay mà cần phải giảm giá cho hàng tiêu dùng. Thế nhưng, đến thời điểm này chưa thấy giảm giá mà đã tăng đầu vào”-TS Vũ Đình Ánh nói.

Không thể nói tăng giá để đầu tư

Vẫn là một “bài ca muôn thuở”, ngành điện lại lấy lý do “tăng giá điện để có tiền đầu tư cho ngành điện”. Ngành điện vẫn luôn nhắc điệp khúc “thua lỗ” nhưng sau khi xác nhận “không lỗ” thì lại lập luận là “lấy vốn đầu tư”.  Một ý nữa là nếu không tăng giá điện thì những nhà đầu tư vào điện sẽ kêu là không bù đắp được chi phí. “Theo tôi, ngành điện là của Nhà nước thì Nhà nước phải đầu tư. Còn nếu không đầu tư được thì hãy thả ra cho các doanh nghiệp khác làm cùng. Câu chuyện của Bưu chính Viễn thông cũng tương tự như vậy. Khi kêu gọi đầu tư vào những ngành này chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vì đó là những ngành cực kỳ có lợi” – TS Vũ Đình Ánh bày tỏ quan điểm của mình.

Theo TS Vũ Đình Ánh: Hiện nay, mặt hàng điện (hay xăng dầu) vẫn chưa thực sự cạnh tranh. TS Ánh đưa ra dẫn chứng về xe Lead của Honda. Một số người tiêu dùng Việt “gân cổ” lên bảo là Honda bán phá giá, chào hàng là 31 triệu đồng mà bán tới 36 triệu đồng. “Nhưng ai bắt các ông mua xe Lead? Trên thị trường còn rất nhiều loại xe máy để người tiêu dùng lựa chọn. Nhưng nếu bây giờ, người dân không dùng điện của EVN thì dùng điện của ai?” – TS Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.

Còn Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Phát triển kinh tế - Xã hội Hà Nội thì phân tích: Lợi ích của ngành điện thì đã rõ ràng, tăng giá để thêm vốn đầu tư. Tuy nhiên, Chính phủ cần phải có cơ chế kiểm soát, giám sát ngay số vốn này tăng thêm có đúng để đầu tư cho ngành điện hay không? Đầu tư mang lại hiệu quả như thế nào? Hay là vốn đầu tư lại được mang đi đầu tư ngoài ngành, hiệu quả sử dụng vốn thấp cũng là vấn đề cần phải xem xét”./.

 

(Theo vov )

  • Hơn 36% doanh nghiệp dân doanh có sản phẩm bị hư hại do chất lượng cơ sở hạ tầng yếu kém
  • Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nga tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2008
  • Viettel mở rộng đầu tư ra nước ngoài
  • Total - Điểm sáng hiếm hoi thời khủng hoảng
  • Ericsson vẫn tăng trưởng bất chấp suy thoái kinh tế
  • Microsoft cảnh báo thời kỳ khó khăn đang tới
  • Lenovo: “Ta về ta tắm ao ta”
  • GM Daewoo “cầu cứu” chính phủ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao