Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp tính chuyện tăng giá bán

Trong tháng 4 tới, nhiều mặt hàng sẽ tiếp tục được điều chỉnh giá. Ảnh: Minh Tâm

Dưới sức ép của việc tăng giá nhiều loại nguyên liệu đầu vào, nhiều doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu đang tính chuyện tăng giá bán sản phẩm. Thời gian dự kiến vào khoảng đầu quý 2 tới với mức tăng từ 5-15%.

Các doanh nghiệp cho biết việc tăng giá bán là điều không thể tránh khỏi dù đã chấp nhận giảm lợi nhuận và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Vấn đề là phải tính toán thời điểm và mức tăng để không gây khó khăn cho người tiêu dùng.

Sức ép từ điện, nước, nguyên liệu

Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Giấy Sài Gòn, cho biết biến động tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ và đồng Việt Nam đã làm tăng khoảng 2% giá nguyên liệu nhập khẩu trong thời gian vừa qua. Hiện tại, Công ty Giấy Sài Gòn nhập khẩu khoảng 10% giấy nguyên liệu phục vụ sản xuất. “Đây là tỷ lệ đã được điều chỉnh sau khi có những biến động về tỷ giá. Thời điểm một hai năm trước, tỷ lệ này phải ở mức khoảng 30%”, ông Vị nói thêm.

Cũng theo ông Vị, bên cạnh sức ép về tỷ giá, ngành sản xuất giấy với đặc trưng sử dụng nhiều nước, điện nên cũng sẽ chịu tác động mạnh của việc tăng giá của hai mặt hàng này. Ông tính toán: “Giá điện, nước tăng trung bình 7%, giá thành đơn vị sản phẩm giấy cũng sẽ tăng thêm gần 1%. Con số này xét trên từng đơn vị sản phẩm là nhỏ nhưng với chi phí sản xuất của toàn công ty sẽ rất lớn, phải tính bằng tiền tỉ”.

Theo tính toán của ông Phan Văn Thiện, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Bibica, tổng chi phí sản xuất tại đây đang tăng 5-7% so với trước. “Giá mua sữa, hương liệu, phụ gia tại thị trường nước ngoài tăng, cùng với việc tỷ giá biến động đã làm tăng 20% giá nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi đó, chi phí điện toàn công ty và nhà máy tăng thêm khoảng 200 triệu đồng mỗi tháng”, ông Thiện nói.

Ở ngành may mặc, nhiều doanh nghiệp cho biết, từ đầu tháng 3 giá vải do các công ty trong nước cung cấp cũng như vải nhập ngoại đều tăng 10-20%, cộng với các yếu tố khác như điện, nước, lương nhân viên đều tăng đã khiến giá thành sản phẩm tăng 15- 25%. “Chưa hết, chính các siêu thị lấy hàng cũng đang đòi tăng chiết khấu lên 1-1,5% vì các lý do chi phí điện, nước, lương nhân viên tăng”, một nhà sản xuất chuyên cung cấp hàng quần áo công sở cho siêu thị nói.

Giảm lãi, tiết kiệm nhưng vẫn phải tăng giá

Theo các doanh nghiệp, giá vải nguyên liệu nhập khẩu đang tăng từ 20 - 25% so với trước đây nên giá bán lẻ các mặt hàng may mặc sẽ tăng trong thời gian tới. Ảnh: Minh Tâm

Các doanh nghiệp khẳng định, việc tăng giá bán là điều không thể tránh khỏi dù đã chấp nhận giảm lợi nhuận và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Vấn đề là phải tính toán thời điểm và mức tăng để không gây sốc đối với người tiêu dùng.

Ông Thiện của Bibica cho hay, việc điều chỉnh quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí điện, nước… hiện đã được tăng cường tại các nhà máy nhưng chỉ mới giảm được khoảng 2-3% giá thành, không đủ bù vào tổng mức tăng. "Biết là sẽ giảm sức mua, nhất là đang mùa thấp điểm như hiện nay nhưng chúng tôi phải điều chỉnh giá bán, dự kiến vào đầu quý 2 với mức tăng 5%”, ông Thiện nói.

Theo ông Nguyễn Hữu Toàn, phụ trách nhãn hàng thời trang công sở Sanding, trong tình thế này doanh nghiệp phải chấp nhận giảm lãi, đưa ra mức tăng giá vừa phải để người tiêu dùng chấp nhận được chứ không thể tăng tương đương như mức tăng của giá thành. “Chiếc ví của người tiêu dùng đang bị xẻ nhỏ cho nhiều khoản chi tiêu, trong đó phần cho điện, nước, lương thực-thực phẩm đang tăng lên. Điều đó cũng có nghĩa là nhu cầu mua sắm quần áo sẽ bị xếp sau nhiều thứ khác. Nếu tăng giá cao, người tiêu dùng hạn chế mua sắm thì hệ quả tất yếu là doanh số giảm. Lúc đó lại thêm một áp lực nữa”, ông Toàn phân tích. Theo dự kiến, mức tăng ở Sanding là 10-15% và bắt đầu áp dụng từ đầu tháng 4.

Đại diện Công ty Giấy Sài Gòn khẳng định, trong ngắn hạn chưa có kế hoạch tăng giá nhằm giữ chân người tiêu dùng giữa lúc họ đang chịu quá nhiều tác động khác. "Tuy nhiên, việc tăng giá chắc chắn là không tránh khỏi và dự kiến sẽ vào khoảng giữa năm nay", ông Vị cho biết.

Theo nhận định của ông Lý Trường Chiến, Chủ tịch Trí Tri Corp, chuyên gia tư vấn tái cấu trúc và quản trị chiến lược phát triển doanh nghiệp, xu hướng tăng giá của các mặt hàng trong năm nay sẽ không quá tập trung mà dàn trải. Hàng nội hóa và hàng tiêu dùng nhanh sẽ tăng trong khoảng quý 1 và 2, trong khi hàng nhập khẩu nhiều khả năng sẽ tăng tính thích ứng bằng cách điều chỉnh theo cơ chế linh hoạt theo tỷ giá ngoại tệ. Vào quý 3 và đặc biệt quý 4, giá có tăng lần 2 hay không còn phụ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ và cán cân cung cầu cho từng nhóm mặt hàng. Tính trọn năm 2010 mặt bằng giá sẽ tăng xấp xỉ 10%.

(Theo Minh Tâm // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Google rời Trung Quốc và phản ứng của Bắc Kinh
  • Chuyện làm ăn, làm giàu Hoa pha lê
  • Doanh nghiệp Mỹ tìm cơ hội kinh doanh tại VN
  • Big C: 60% vốn đổ vào bất động sản
  • Doanh nghiệp Bắc Ireland đến TP.HCM tìm đối tác
  • 3 phương án tổ chức lại đơn vị phát điện của EVN
  • Thành lập Tập đoàn phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam
  • Thêm kênh cung cấp thông tin DN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao