Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

3 phương án tổ chức lại đơn vị phát điện của EVN

Thi công khu lắp đặt máy phát điện nhà máy thủy điện Sơn La. (Ảnh minh họa: Xuân Trường/TTXVN).
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án tổ chức lại các đơn vị phát điện của EVN nhằm tiến tới thực hiện cải tổ mô hình tổ chức và chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh.

Theo ba phương án đề xuất của EVN, các nhà máy điện (gồm các công ty cổ phần phát điện do EVN nắm giữ cổ phần chi phối, các công ty phát điện do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ và các dự án đầu tư nguồn điện do EVN làm chủ đầu tư tính đến năm 2015) sẽ được nhóm lại thành hai, ba hoặc bốn công ty phát điện độc lập (gọi tắt là GENCO).

Các GENCO này là doanh nghiệp Nhà nước do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoặc nắm giữ cổ phần chi phối được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp, theo phân cấp của EVN.

EVN sẽ tiếp tục quyết định các vấn đề quan trọng, các chủ trương, định hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính, tổ chức nhân sự.

Trong thị trường phát điện cạnh tranh, toàn bộ điện năng phát của các GENCO được bán cho đơn vị mua buôn duy nhất, lịch huy động các tổ máy được lập căn cứ trên bản chào theo chi phí biến đổi. Điện năng mua bán được thanh toán theo giá hợp đồng (90-95% tổng sản lượng điện phát của tổ máy) và giá thị trường giao ngay của từng chu kỳ giao dịch thông qua hợp đồng sai khác.

Riêng các nhà máy thủy điện đa mục tiêu trên lưu vực Sông Đà và sông Sê San bao gồm Hòa Bình (công suất 1920 MW), Yaly (720 MW), Sê San 3 (260 MW), Sê San 4 (360 MW) và Sơn La (2400 MW) tiếp tục là đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm trong EVN.

Vốn khấu hao, lãi của các nhà máy thủy điện dùng để đầu tư dự án nhà máy thủy điện Lai Châu và dự án nhà máy điện hạt nhân dự kiến khởi công năm 2014. Theo đó, đến năm 2015, tổng công suất của các nhà máy điện đa mục tiêu là 5.660 MW chiếm 13.46% thị phần toàn hệ thống.

Tại cuộc họp, đại diện Văn phòng Chính phủ cho rằng đề án của EVN đưa ra chưa làm rõ được mục đích thực sự của việc thành lập GENCO, mô hình tổ chức hoạt động của GENCO. EVN cần làm rõ khi thành lập các GENCO, GENCO sẽ bán điện hay các đơn vị thành viên của GENCO sẽ bán điện bởi khi đã có thị trường thực sự, việc chào giá điện sẽ đến từng tổ máy.

Đồng quan điểm với đại diện Văn phòng Chính phủ, đại diện Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) khẳng định dự thảo đề án lần này của EVN so với dự thảo trước đã có sự thay đổi; trong đó đã đánh giá được hiện trạng, đề xuất được được một số cơ chế, có sự so sánh với các nước. ERAV cũng nhất trí với đề xuất của EVN giữ lại các nhà máy điện đa mục tiêu để đảm bảo an ninh năng lượng và các mục tiêu khác.

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm hoạt động của các mô hình GENCO trên thế giới, ERAV cho rằng với việc thành lập GENCO, EVN phải làm rõ mục tiêu, tiêu chí, mô hình hoạt động của các GENCO sau khi thành lập. Vì nếu tách thành các GENCO như đề xuất của EVN mà vẫn do EVN sở hữu (như đề xuất) thì thực chất là ngành điện sẽ không thể hoạt động theo đúng nghĩa thị trường.

Theo đại diện Bộ Tài chính, việc thành lập GENCO phải bám sát mục tiêu cải cách EVN gắn với mục tiêu hình thành thị trường cạnh tranh và đảm bảo điện cho nền kinh tế.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị EVN Đào Văn Hưng cho biết mục tiêu của EVN trong việc thành lập GENCO là huy động đủ tiềm lực tài chính, tái đầu tư các nguồn mới để cung cấp cho hệ thống quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng đất nước. Đồng thời, phương án thành lập các GENCO này cũng sẽ đảm bảo tính cạnh tranh tốt nhất trên thị trường phát điện trong điều kiện thực tế là hệ thống điện Việt Nam vẫn chưa có công suất dự phòng.

Ông Hưng cũng cho rằng từ nay đến năm 2020, Việt Nam vẫn chưa có công suất dự phòng trong khi quy mô đầu tư lại quá lớn. Vì vậy, việc cải tổ mô hình tổ chức của EVN theo định hướng của Chính phủ là cần thiết nhưng phải có những bước đi chậm và chắc. EVN cũng sẽ đề xuất thành lập ngay một GENCO trong năm 2010 để thí điểm mô hình hoạt động.

EVN sẽ ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia tại hội nghị này, theo đó, bổ sung, chính sửa lại đề án để cuối tháng 3/2010 trình Thủ tướng Chính phủ quyết định./.

Nguyễn Kim Anh (Vietnam+)

  • Thành lập Tập đoàn phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam
  • Thêm kênh cung cấp thông tin DN
  • Không thu hồi xe vù ga bất thường
  • Hiện tượng tăng ga bất thường của Ford Transit đời 2007: Ford vi phạm luật Việt Nam nhưng chưa có chế tài xử lý
  • CADI-SUN: Vượt khó bằng nhân tài
  • ST Telemedia mua 10% cổ phần của VNPT Global
  • Saigontourist đạt danh hiệu “sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2010"
  • KDC lãi gần 450 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao