Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp viễn thông kém hiệu quả sẽ bị mua bán, sáp nhập

picture
Một trong những giải pháp về tổ chức để thực hiện quy hoạch phát triển thị trường viễn thông là hoàn thành việc tái cấu trúc Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong hoạt động viễn thông nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Cơ cấu lại thị trường viễn thông trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả, theo hướng chuyển giao, mua bán, sáp nhập.

Nội dung đáng chú ý trên được đưa ra tại Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg về Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 vừa chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, việc thực hiện mua bán, sáp nhập, chuyển giao theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp viễn hoạt động kém hiệu quả, quy mô nhỏ để hình thành các doanh nghiệp viễn thông mạnh có năng lực cạnh tranh cao.

Quy hoạch trên cũng chủ trương tiến hành cổ phần hóa và thoái vốn khỏi các doanh nghiệp viễn thông mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối, để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường viễn thông.

Theo chủ trương, việc cơ cấu lại thị trường nhằm hình thành 3 – 4 các tập đoàn, tổng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hạ tầng cơ sở, nguồn lực và tài nguyên viễn thông.

Đối với một số thị trường dịch vụ viễn thông quan trọng, như cố định đường dài trong nước, quốc tế, di động, Internet băng rộng, thông qua chính sách cấp phép, kết nối, kiểm soát bình ổn thị trường và quy hoạch tài nguyên để đảm bảo mỗi thị trường có ít nhất 3 doanh nghiệp tham gia hoạt động thúc đẩy cạnh tranh.

Mặt khác, việc quy hoạch cũng nhằm tránh việc tham gia quá nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực viễn thông dẫn đến cạnh tranh quá mức và hiệu quả kinh doanh trên thị trường thấp.

Một trong những giải pháp về tổ chức để thực hiện quy hoạch trên là hoàn thành việc tái cấu trúc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội trong hoạt động viễn thông, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp viễn thông khống chế thị trường thực hiện việc tập trung kinh tế, chuyển quyền sử dụng tài nguyên viễn thông, làm phá vỡ quy hoạch và làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường, chống xu hướng độc quyền hóa trong hoạt động viễn thông.

Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020, trong đó đặt ra chỉ tiêu đến năm 2015, phủ sóng di động đến trên 90% dân số trên cả nước, đến 2020 là trên 95%.

Năm 2015, có 40 – 45% hộ gia đình có điện thoại cố định, tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet là 15 – 20%, tỷ lệ người sử dụng Internet chiếm 40 – 45% dân số; đến năm 2020, tỷ lệ tương ứng là 40 - 45%, 35 - 40% và 55 – 60%.

Phấn đấu đến 2020, tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,2 – 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 15 – 17 tỷ USD, chiếm khoảng 6 – 7% GDP.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao